Cô bé 14 tuổi suýt chết vì không thay băng vệ sinh trước khi đi ngủ

Cô bé 14 tuổi Molly Pawlett đã suýt thiệt mạng bởi sự chủ quan của mình. Tất cả chỉ bởi một miếng băng vệ sinh tưởng như chẳng gây hại gì nghiêm trọng cho các chị em phụ nữ.

Tối hôm đó, Molly Pawlett đi ngủ mà không thay băng vệ sinh. Và ác mộng đã xảy ra với cô bé. Khi thức dậy, cô bé cảm thấy vô cùng khó chịu và phải gọi mẹ cầu cứu. Khi mẹ cô phát hiện một vết ửng đỏ kì lạ trên cơ thể con gái, bà đã lập tức đưa Pawlett đến bệnh viện. Và hai mẹ con không thể nào tưởng tượng chẩn đoán mà các bác sĩ đưa ra lại kinh khủng đến vậy.

Các bác sĩ đã chẩn đoán Molly mắc hội chứng sốc chất độc, một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng liên quan đến một số bệnh nhiễm khuẩn. Đây là hậu quả của độc tố do vi khuẩn Staphylococcus aureus (Staph) hoặc Streptococus (Strep) gây ra.

Tuy nhiên, Molly vẫn vô cùng may mắn khi đến bệnh viện kịp thời. Chứ nếu cô bé chủ quan với những triệu chứng đó, tình huống tệ nhất có thể là tử vong.

Hội chứng sốc chất độc có thể gây tử vong

Hội chứng này ảnh hưởng đến ai?

Hội chứng sốc chất độc (TSS) chủ yếu liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh. Khi bạn dùng băng vệ sinh lâu, nguy cơ nhiễm hội chứng này càng tăng cao. Chính vì vậy, toàn bộ các nhãn hàng đều khuyến cáo bạn không nên dùng băng vệ sinh lâu hơn 8 giờ.

Mặc dù hội chứng TSS thường ảnh hưởng tới phụ nữ, nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn cũng có thể gây tử vong cho cả nam giới và trẻ em. Nguyên nhân những trường hợp này thường do côn trùng cắn, nhiễm trùng vết thương, xỏ khuyên, phẫu thuật….

Triệu chứng TSS

Một số triệu trứng của TSS thường giống như cúm bao gồm: sốt, phát ban, tụt huyết áp, các vấn đề về thận hay hô hấp.

Mặc dù những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của những loại bệnh khác, nhưng bạn cũng nên tuyệt đối lưu tâm bởi rất có thể đó là dấu hiệu của chứng TSS, nhất là khi bạn đang trong ngày đèn đỏ và phải sử dụng băng vệ sinh.

Cách điều trị

Hội chứng TSS là bệnh cần được xử lí ngay lập tức. Nếu bạn gặp những triệu chứng như trên và đang sử dụng băng vệ sinh, tốt nhất là vứt bỏ ngay miếng băng đó và đến bệnh viện gần nhất để điều trị.

Những người được chẩn đoán nhiễm TSS phải nằm lại bệnh viện và theo dõi trong vài ngày. Các bác sĩ thường kê các loại thuốc kháng sinh giúp cơ thể chống khuẩn cũng như các loại thuốc điều chỉnh huyết áp, bổ sung nước để tránh mất nước cũng như tiêm các loại thuốc hỗ trợ hệ miễn dịch.

Băng vệ sinh chính là hung thủ gây hại cho sức khỏe chúng ta

Để giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh, dưới đây là cách sử dụng băng vệ sinh an toàn mà các bà mẹ cần lưu ý:

1. Thời gian sử dụng

Lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng băng vệ sinh đó là cần thay băng vệ sinh từ 4-8 giờ một lần. Luôn nhớ không bao giờ được sử dụng lâu hơn 8 giờ, và hạn chế dùng băng vệ sinh khi đi ngủ hết mức có thể. Bạn càng đeo băng vệ sinh lâu thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao.

2. Theo dõi độ thấm

Bạn nên sử dụng loại băng vệ sinh có độ thấm thích hợp với kinh nguyệt của mình. Sử dụng những loại có kích thước và độ dày quá lớn so với nhu cầu cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm TSS.

3. Tìm những sản phẩm thay thế

Hương liệu, hình dạng và khả năng thấm của băng vệ sinh đều có thể gây biến chứng không tốt cho cơ thể. Nếu bạn muốn an toàn tuyệt đối, hãy thay thế loại sản phẩm này bằng vải xô hoặc đệm mút lành tính hơn.

Sau bài viết này, các chị em phụ nữ nên ý thức và nhận thức về hội chứng TSS một cách rõ ràng, bởi nó có thể gây tử vong nếu bạn lơ là. Đừng chủ quan để phải gánh chịu hậu quả khôn lường nhé các nàng.

Theo familyshare.com

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang