2 phương pháp siêu hay để rèn trẻ tự ngủ, không chỉ giúp bé phát triển IQ mà chiều cao cũng phát triển vượt bậc

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với trẻ, vì vậy bố mẹ nên cố gắng rèn cho con thói quen tự ngủ ngay từ khi còn nhỏ.

Một em bé có giấc ngủ sâu và ít tỉnh giấc giữa đêm thì sáng hôm sau sẽ cảm thấy sảng khoải và vui vẻ hơn những đứa trẻ quấy khóc, khó ngủ. Trên thực tế, giấc ngủ quyết định rất nhiều đến sự phát triển của các bé, bao gồm cả thể chất và tinh thần, não bộ.

Về thể chất, cơ thể trẻ em sản xuất hóc môn tăng trưởng khi trẻ ngủ và hệ miễn dịch cũng được thúc đẩy hoạt động để hoàn thiện hơn trong thời gian này, vì vậy trẻ em thường cần ngủ nhiều hơn vào thời kỳ trẻ tăng trưởng nhanh.

Về trí tuệ, thời gian ngủ là thời gian não của trẻ được điều chỉnh lại để tăng thêm năng lượng, giúp trẻ học và ghi nhớ mọi thứ. Trẻ thức càng khuya sẽ càng làm giảm cơ hội phát triển về chiều cao và nhận thức, giảm sức đề kháng cũng như ảnh hưởng đến tính khí, học tập và hành vi xã hội trong tương lai (trẻ ngủ không đủ giấc sẽ dễ nóng nảy, cáu gắt, thiếu kiên nhẫn và dễ bỏ cuộc…).

Đồng thời, việc bố mẹ dỗ dành, bế bồng quá nhiều để ru ngủ cũng khiến trẻ lớn lên dễ bị phụ thuộc, khó tự lập, không biết sắp xếp công việc. Trong khi đó, các bé tự ngủ một mình thường độc lập hơn, ít nhút nhát, có năng lực thích ứng với môi trường mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, những bé tự ngủ từ sớm cũng ít khi nhõng nhẽo, ăn vạ hoặc khóc lóc với ba mẹ.

Do đó, việc rèn con tự ngủ và ngủ ngoan cả đêm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và tham khảo những cách sau đây để quá trình đó trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số cách giúp luyện bé tự ngủ, các bố mẹ có thể tham khảo nhé:

Phương pháp luyện ngủ Cry It Out

Đây là phương pháp được tiến sĩ Richard Ferber phát minh. Cũng vì thế mà nó còn được gọi với một cái tên khác là phương pháp Ferber.

Trước hết cần phải khẳng định rằng: CIO không đồng nghĩa với việc bố mẹ hoàn toàn để mặc con khóc cho đến khi mệt lả rồi tự đi ngủ mà nó là một quá trình gồm nhiều bước cần được thực hiện với sự kiên nhẫn và nghiêm túc.

Khi phương pháp CIO phát huy được hiệu quả thì cũng là lúc bé bắt đầu hình thành được thói quen tự đi ngủ. Theo nghiên cứu, CIO giúp trẻ em có thể chìm vào giấc ngủ sâu trong vòng 10 phút; ít giật mình thức giấc giữa chừng hơn. Cũng nhờ vậy mà bố mẹ sẽ có thêm nhiều thời gian làm việc và nghỉ ngơi hơn.

Easy

Ảnh minh họa.

Nếu muốn áp dụng phương pháp luyện ngủ CIO, tất nhiên, việc đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm đó là phải tìm hiểu và nắm vững được quy trình thực hiện nó.

Không chỉ vậy, các ông bố bà mẹ còn phải chuẩn bị tâm lý cho mình thật tốt. Nguyên nhân đó là vì rất nhiều người chỉ cần nghe thấy tiếng con khóc thì bắt đầu trở nên mất bình tĩnh, lo lắng bồn chồn không yên và cuối cùng là bỏ qua mọi bước cần làm của phương pháp CIO.

Để phương pháp luyện ngủ CIO đạt được hiệu quả, bố mẹ cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Đặt bé lên giường lúc bé đã buồn ngủ sau khi được tắm rửa, ăn no, thay bỉm sạch.

Bước 2: Chúc bé ngủ ngon và rời phòng, nếu bé khóc thì bạn tạm rời xa một lúc.

Bước 3: Quay lại phòng và kiểm tra, tắt đèn và rời đi.  

Bước 4: Trở lại vỗ về trẻ và rời đi.  

Bước 5: Cứ làm như vậy cho đến khi bé ngủ mà không có bạn cạnh bên.  

Bước 6: Nếu bé thức dậy lần nữa hãy làm theo chu trình trên.  

Bước 7: Tăng thời gian đứng ngoài đợi bé.

Vào đêm đầu tiên thực hiện phương pháp CIO, bố mẹ nên rời phòng con khoảng 3 phút cho lần đầu, 5 phút cho lần tiếp theo, 10 phút cho lần kế tiếp và những lần sau. Vào đêm thứ hai, khoảng thời gian của các lần rời đi cộng thêm 5 phút. Cứ như thế, bạn tiếp tục tăng thêm thời gian rời khỏi phòng qua các đêm sau để rèn luyện tính tự giác đi ngủ cho con.  

Để thực hiện được phương pháp luyện ngủ CIO, các ông bố bà mẹ thực sự cần phải rèn luyện tính kiên nhẫn: kiên nhẫn khi nghe thấy tiếng con khóc và kiên nhẫn trong khoảng thời gian chờ đợi. Một điểm đáng lưu ý nữa đó là các bậc phụ huynh cũng phải chắc chắn rằng môi trường ngủ của bé hoàn toàn an toàn và thân thiện.

Phương pháp Easy

EASY (Eat – Activity – Sleep – Your time) là chuỗi hoạt động bao gồm: Ăn – Hoạt động (chơi) – Ngủ – Thời gian của mẹ. Đây là một khái niệm về chu kỳ sinh hoạt dành cho bé sơ sinh, được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Chu kỳ này bắt đầu từ sáng lúc trẻ sơ sinh vừa thức dậy cho đến tối khi con lên giường đi ngủ. Các hoạt động bao gồm:

E (eat): Bé ngủ dậy sẽ được ăn. A (Activity): Bé được vận động, chơi đùa. S (Sleep): Mẹ cho bé ngủ. Y (Your time): Trong khi bé ngủ mẹ có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, thời gian dành cho riêng mình.  

Thông thường, với bé có cân nặng hơn 2,7 kg và dưới 3 tháng tuổi sẽ theo chế độ EASY 3 (tức là 3 tiếng lặp lại một chu kỳ). Khi bé lớn dần, có những thay đổi như sức ăn giảm sút, giấc ngủ ngày ngắn,... thì mẹ sẽ thay đổi sang chế độ EASY 4, EASY 2 - 3 - 4 hoặc EASY 5 - 6.

Sau đây các mẹ hãy cùng tham khảo chu kỳ EASY 3 và EASY 4 của 1 bé ngủ dậy lúc 7h sáng nhé!

2 phương pháp siêu hay để rèn trẻ tự ngủ, không chỉ giúp bé phát triển IQ mà chiều cao cũng phát triển vượt bậc - Ảnh 2.

Ảnh: Internet.

Chu kỳ EASY 3

Thời gian

Hoạt động

7h

Bé dậy, mẹ cho bé ăn, vui chơi, vận động.

8h - 10h

Bé ngủ giấc ngắn 1, mẹ nghỉ ngơi.

10h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

11h - 13h

Bé ngủ giấc ngắn 2, mẹ nghỉ ngơi.

13h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

14h - 16h

Bé ngủ giấc ngắn 3, mẹ nghỉ ngơi.

16h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

17h - 17h30

Bé ngủ giấc ngắn 4, mẹ nghỉ ngơi.

17h30

Mẹ cho bé chơi.

18h30

Tắm cho bé.

19h

Cho bé ăn và đi ngủ đêm luôn.

Chu kỳ EASY 4

Mẹ hãy thay đổi sang chu kỳ EASY 4 nếu bé đang theo EASY 3 nhưng tự nhiên có biểu hiện như giãn bữa ăn, cắt bớt một giấc, dậy nhiều lần vào giấc ngủ đêm, không ngủ mà nằm chơi cả đêm, giấc ngủ ngày ngắn lại,...

Thời gian

Hoạt động

7h

Bé dậy, mẹ cho bé ăn, vui chơi, vận động.

9h - 11h

Bé ngủ giấc ngắn 1, mẹ nghỉ ngơi.

11h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

13h - 15h

Bé ngủ giấc ngắn 2, mẹ nghỉ ngơi.

15h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

17h - 17h30

Bé ngủ giấc ngắn 3, mẹ nghỉ ngơi.

17h30

Cho bé ăn bữa ăn nhẹ.

18h30

Tắm cho bé.

19h00

Cho bé ăn và đi ngủ đêm luôn.

Chú ý: Trường hợp bé dậy sớm hoặc muộn hơn thì chu kỳ sẽ xê dịch thời gian theo bé nhé!

Muốn con ngủ xuyên đêm: Hãy hạn chế thời gian ngủ ngày của bé

Nếu chăm chỉ rèn luyện việc này thì bé sẽ vào giấc và ngủ được lâu hơn vào ban đêm. Thời gian ban ngày con nên được hoạt động nhẹ nhàng, chơi trong nhà hoặc ra ngoài trời để đùa nghịch. Tuy không để con ngủ quá nhiều nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo đủ giấc cho trẻ theo độ tuổi và phù hợp thời gian biểu của con. 

Muốn con ngủ xuyên đêm không quấy khóc, chỉ cần mẹ chăm chỉ làm điều này vào ban ngày - Ảnh 1.

Biểu đồ tóm tắt lịch ngủ năm đầu đời của bé. Nguồn: Vinmec.

Dựa vào thời gian biểu trên, mẹ có thể phân bố giờ giấc sao cho phù hợp với giấc đêm và giấc ngày, đảm bảo trẻ ngủ đủ nhưng không quá nhiều vào ban ngày. Như vậy bé sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. 

(Tổng hợp)

https://afamily.vn/2-phuong-phap-sieu-hay-de-ren-tre-tu-ngu-khong-chi-giup-be-phat-trien-iq-ma-chieu-cao-cung-phat-trien-vuot-bac-20220422111352952.chn
 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang