3 kiểu phụ huynh sẽ tạo ra đứa trẻ thiếu trí tuệ cảm xúc trầm trọng, nếu không sửa đổi, tương lai con chắc chắn gặp nhiều trắc trở

Đối với một đứa trẻ, việc rèn luyện và phát triển cả về trí thông minh lẫn trí tuệ cảm xúc đều rất quan trọng, góp phần tạo nên một cá nhân xuất sắc trong xã hội.

Ngày nay, phụ huynh đã có nhiều kiến thức hơn cũng như có sự quan tâm đầy đủ hơn trong cách dạy dỗ và chăm sóc con cái của mình. Đối với một đứa trẻ, việc rèn luyện và phát triển cả về trí thông minh lẫn trí tuệ cảm xúc đều rất quan trọng, góp phần tạo nên một cá nhân xuất sắc trong xã hội.

3 kiểu phụ huynh sẽ tạo ra đứa trẻ thiếu trí tuệ cảm xúc trầm trọng, nếu không sửa đổi, tương lai con chắc chắn gặp nhiều trắc trở - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Tuy vậy, trong quá trình nuôi dạy con, vẫn có những phụ huynh chỉ mải mê chú tâm đến việc trau dồi trí thông minh cho trẻ mà quên mất rằng trí tuệ cảm xúc (EQ) mới là yếu tố cần được chú ý nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy một con người có thể thành công được hay không, chỉ số EQ sẽ đóng vai trò quyết định đến 80%. Và việc hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ phụ thuộc phần lớn vào cách dạy dỗ của bố mẹ.

Nói cách khác, khi đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc kém, đầu tiên hết, bố mẹ cần phải xem lại bản thân mình. Rất có thể phụ huynh đang nằm trong 3 kiểu bố mẹ tiêu cực điển hình dưới đây.

1. Phụ huynh suốt ngày phàn nàn tạo nên nguồn năng lượng tiêu cực cho trẻ.

Trong cuộc sống, người trưởng thành luôn phải chịu rất nhiều áp lực. Mỗi ngày mở mắt dậy là họ đã bắt đầu quay cuồng với đủ loại công việc: từ chăm sóc và dạy dỗ con cái, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng cho đến những bản kế hoạch, báo cáo cần phải hoàn thành... Đến cuối ngày trở về nhà, bản thân như không còn chút sức lực nào, trái tim lại chứa đầy năng lượng tiêu cực và họ lại đem trút hết vào đứa con của mình.

3 kiểu phụ huynh sẽ tạo ra đứa trẻ thiếu trí tuệ cảm xúc trầm trọng, nếu không sửa đổi, tương lai con chắc chắn gặp nhiều trắc trở - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Những đứa trẻ thường xuyên bị phụ huynh phàn nàn, la rầy hoặc bị biến thành công cụ trút cảm xúc, lớn lên chúng đều bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Trẻ con thích bắt chước giống bố mẹ và chúng cũng sẽ nhận đầy đủ sự tiêu cực từ người lớn. Đến khi trưởng thành chúng sẽ là những người có khả năng quản lý cảm xúc kém, không biết cách đối mặt với vấn đề và gặp nhiều khó khăn khi làm việc ngoài xã hội.

2. Phụ huynh thường xuyên gắt gỏng, con cái cũng khó kiềm chế tính khí.

Cũng có những bậc phụ huynh tính tình rất dễ cáu gắt. Nếu một trong hai người nổi cơn thịnh nộ, hai bên nhất định sẽ cãi nhau. Có khi gặp chút chuyện nhỏ là họ lại làm ầm ĩ lên, không biết làm sao để nguôi ngoai.

Đứa trẻ thường bị bố mẹ tỏ ra gắt gỏng hoặc sống trong gia đình hay xảy ra cãi vã, chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng tính nóng nảy đó và trở thành kẻ cáu kỉnh, dễ nổi giận, hay la hét mọi người mỗi khi có điều không vừa ý.

3 kiểu phụ huynh sẽ tạo ra đứa trẻ thiếu trí tuệ cảm xúc trầm trọng, nếu không sửa đổi, tương lai con chắc chắn gặp nhiều trắc trở - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

3. Phụ huynh thường nói những lời khó nghe, con cái sẽ trở thành người không biết cách ăn nói.

Có một sự khác biệt rất lớn trong cách nói chuyện giữa một người có chỉ số EQ cao và người có chỉ số EQ thấp. Chẳng hạn như khi nhờ vả một ai đó, người có chỉ số EQ cao sẽ có khả năng dùng lời nói khéo léo, khiến đối phương toàn tâm toàn ý, vui vẻ mà giúp đỡ. Tuy nhiên cách nói của người có chỉ số EQ thấp lại làm người khác thấy khó chịu, họ có thể miễn cưỡng giúp hoặc sẽ từ chối thẳng thừng.

Cách giao tiếp của phụ huynh với con mỗi ngày sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến cách ăn nói và lời lẽ của con. Bố mẹ hay buông ra những câu nói khó nghe, hay miệt thị hoặc nói chuyện cộc cằn với con, sau này con cũng không thể biết khéo léo trong câu chữ. 

Bố mẹ là tấm gương gần gũi và thiết thực nhất đối với trẻ. Muốn con phát triển được trí tuệ cảm xúc cao, trở thành người thành công hơn trong tương lai, ngay từ bây giờ, điều đầu tiên hết chính là phụ huynh phải cố gắng thay đổi bản thân mình.

(Nguồn: 163)

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang