Trước khi có con, cha mẹ nào cũng nói rằng chỉ mong con ra đời an toàn, khỏe mạnh và hạnh phúc. Tuy nhiên, trên thực tế, ai cũng mong con trai thành rồng, con gái thành phượng. Sau này nếu con thành tài thì vừa khiến cha mẹ mở mày mở mặt, vừa giúp cuộc đời con sung túc, no ấm. Tuy nhiên, có những đứa trẻ có vẻ rất thông minh, lanh lợi khi còn nhỏ, nhận được bao nhiêu kỳ vọng của gia đình nhưng khi lớn lên lại rất khó thành công, trong khi một số trẻ có vẻ ngốc nghếch lại có thể đạt được những thành tích phi thường lúc trưởng thành.
Cổ nhân có câu: “Tam tuế khán đại, thất tuế khán lão”, 3 tuổi nhìn ra tính cách, 7 tuổi nhìn ra số mệnh, ý nhìn trẻ lên 3 có thể biết tính cách lúc trưởng thành, nhìn trẻ lên 7 sẽ biết được vận mệnh cả đời của chúng. Câu này không phải là không có căn cứ, ngược lại nó chứa đựng những đúc kết kinh nghiệm và nguyên tắc sống của thế hệ đi trước.
Có 3 loại trẻ con, có vẻ thông minh nhưng không có triển vọng, cha mẹ cần chấn chỉnh kịp thời:
1. Trẻ láu cá, thích lợi dụng
Một số trẻ có vẻ rất thông minh, khi chơi với bạn, chúng luôn là người biết bảo vệ lợi ích của mình nhất. Chúng sẽ là đứa có vẻ hòa đồng, chơi rất vui cùng bạn bè nhưng khi nhìn kỹ lại, chúng thực chất chỉ đang lợi dụng mọi người. Chúng có thể ăn đồ của người khác, chơi đồ chơi của người khác nhưng bản thân chúng lại không hề bỏ ra một chút đóng góp nào. Hoặc để khỏi hoàn thành phần chơi, chúng nói dối đủ cách như đau bụng, đổ tội cho người khác...
Bố mẹ tủm tỉm cười, cho rằng việc chơi khôn này là thông minh có thể giúp con không bị bạn bè bắt nạt hay lợi dụng. Tuy nhiên, thói ích kỷ như vậy trong tương lai sẽ gây cản trở nghiêm trọng đến quá trình trẻ hòa nhập vào xã hội. Lợi dụng người khác không bao giờ là cách sống khôn ngoan, thực chất người bị thiệt hại nhiều nhất lại chính là bản thân của trẻ. Những kẻ thích lợi dụng trong xã hội, sớm hay muộn cũng sẽ bị xa lánh và đào thải.
Ngược lại, những đứa trẻ có thể hoàn thành một trò chơi một cách chân thành và đối mặt với khó khăn, trông có vẻ ngốc nghếch, nhưng thực chất quan trọng nhất là sự dẻo dai và kiên nhẫn trong học tập và xác suất thành công sẽ cao hơn. Tinh thần trách nhiệm và thái độ chân thành, biết sửa sai khi mắc sai lầm chứ không đổ lỗi cũng giúp chúng nhận được thiện cảm của mọi người.
2. Trẻ chỉ biết đến lợi ích vụn vặt
Vào năm 2019, một cửa hàng trên nền tảng mua sắm trực tuyến đã ghi nhầm giá cam được bán là 28 nhân dân tệ (tương đương 90 ngàn đồng) cho 4500 kg. Sau khi một blogger phát hiện ra, anh ta đã hướng dẫn người hâm mộ mua một cách điên cuồng. Hàng chục nghìn đơn đặt hàng lên đến 7 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 2 tỷ đồng), và cửa hàng không thể giao hàng. Vì vậy họ đã gửi thư xin lỗi yêu cầu mọi người "cho họ một con đường để tồn tại".
May mắn thay, nhờ sự nỗ lực của nhiều bên, cửa hàng đã bắt đầu kinh doanh trở lại. Với blogger ở trên, sau đó dù xin lỗi cũng không làm nguôi ngoai sự lên án của cư dân mạng.
Năm 2017, một phụ huynh đưa con bằng máy bay, bốn người mua ba vé, phụ huynh này che giấu để đứa con không có vé lẻn vào sân bay. Sau khi lên máy bay, tiếp viên phát hiện đứa trẻ không mua được vé và chiếc máy bay lẽ ra đã cất cánh đúng giờ phải cho tất cả hành khách xuống và làm thủ tục kiểm tra an ninh một lần nữa, dẫn đến việc bị chậm 5 tiếng.
Theo phản hồi của Cục Hàng không, việc phụ huynh lầm tưởng trẻ em dưới 1,2m thì không cần mua vé, không có hành vi cố ý trốn tránh giá vé thì không cấu thành tội phạm. Bạn đã bao giờ nhìn thấy cảnh này trong tàu điện ngầm chưa? Các bậc cha mẹ đưa con nhỏ của họ đi tàu điện ngầm, và trong khi nhân viên không chú ý, họ để trẻ đi qua cửa quay để cùng nhau vào ga.
Hoặc là:
Trước quầy nếm thử miễn phí ở siêu thị dẫn bọn trẻ ăn không ngừng; nhìn thấy những cuộn giấy được đặt trong phòng vệ sinh, nhét vào túi và mang về nhà; đưa bọn trẻ đi chơi, tìm mọi cách để không mua vé cho bọn trẻ...
Thực ra, làm người, không tham lam hay chiếm đoạt, là loại tu dưỡng cơ bản nhất của một người biết đối nhân xử thế. Điều đó càng quan trọng hơn đối với các em còn nhỏ chưa hòa nhập với xã hội. Thật không may, nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đến nó. Nhà xã hội học Bandura cho rằng hành vi xã hội của trẻ em chủ yếu được thực hiện bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của những nhân vật quan trọng trong cuộc sống thực. Và cha mẹ là đối tượng chúng bắt chước trực tiếp nhất trong quá trình lớn lên.
Trẻ sẽ tự hình thành hành vi của mình trong tương lai bằng cách quan sát hành vi của cha mẹ. Nói cách khác, nếu cha mẹ thường "lợi dụng" trước mặt con cái và tự hào về điều đó, thì con cái sẽ tự quy định hành vi này như một quy tắc ứng xử của chính mình. Vì vậy, cha mẹ không được xem nhẹ, mọi động thái của bạn sẽ ảnh hưởng đến tính cách và tương lai của trẻ. Đừng để con bạn đánh mất cuộc đời sau này chỉ vì chút lợi lộc rẻ tiền đó.
Trẻ đang trong thời kỳ hình thành tư tưởng, đạo đức, chưa có khả năng đánh giá đúng hay sai, khi thói quen lợi dụng cơ hội này được bắt chước thành thói quen của trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi sau này.
Sự "khôn khéo" như vậy bề ngoài có thể tiết kiệm được tiền bạc, nhưng đó là sự mất mát không thể cứu vãn được. Đừng bám vào những lợi ích vụn vặt trước mắt, cuộc sống có thể đạt được những lợi ích lớn hơn. Không bị gò bó trong những tính toán nhỏ nhen trước mặt, đứa trẻ sẽ tự nhiên nhìn thấy những vì sao và biển trời rộng lớn hơn sau này.
3. Trẻ chỉ biết nói lời ngon ngọt mà không hành động
Trong cuộc sống thực, luôn có những đứa trẻ như vậy, dựa vào sự thông minh và tài hùng biện của mình để đạt được điều gì đó. Những đứa trẻ này rất thường nói những điều tốt đẹp trước mặt bố mẹ vì chúng biết chính xác những gì mình nói ra sẽ khiến phụ huynh thích thú. Khi đi ra ngoài, đứa trẻ này cũng nhận được sự yêu mến. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải nhận ra rằng những đứa trẻ này chỉ biết nói nhưng lại trì hoãn trong hành động hoặc chẳng có một động thái nào để thực hiện điều chúng nói. Đó là biểu hiện của giả thông minh.
Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ khó đạt được thành công trong cuộc sống. Sự thành công của chúng chỉ đều dựa trên trí tưởng tượng bởi mỗi lần bắt tay vào hành động trẻ sẽ tỏ ra lười biếng, không cởi mở để học hỏi kinh nghiệm từ người xung quanh. Chúng hầu hết là những người tầm thường và không có tương lai.
Thời thơ ấu là thời kỳ quan trọng để rèn luyện thói quen của trẻ và được gọi là "thời kỳ xi măng ẩm". Đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc phần lớn vào cách định hình của cha mẹ. Hay nói cách khác, môi trường giáo dục của gia đình ảnh hưởng đến hướng phát triển của trẻ và tác động này rất sâu rộng.
Vì vậy, trên thực tế, khi con cái mắc phải một số tật xấu, là cha mẹ, trước hết chúng ta nên tự soi xét lại bản thân, chỉ có tìm ra căn nguyên của vấn đề thì mới có thể kịp thời ngăn chặn tổn thất và giáo dục con cái trở nên tốt hơn.
https://afamily.vn/3-kieu-tre-tuong-thong-minh-nhung-tuong-lai-bat-on-20220603213412434.chn
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.