Rau xanh và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình. Theo Viện dinh dưỡng, hoa quả có thể cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là vitamin C, chất khoáng, vi khoáng, các acid hữu cơ, xenluloza, các chất chống oxy hóa... có tác dụng phòng chống các bệnh mạn tính không lây.
Ngược lại, việc ăn ít rau và hoa quả đã được xem là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, là nguyên nhân của 19% số bệnh nhân ung thư dạ dày ruôt.
"Ăn nhiều hoa quả, rau xanh" tưởng chừng là một câu khẩu hiệu quen thuộc để gìn giữ sức khỏe nhưng thực tế không phải loại quả nào cũng tốt. Có 3 loại quả dưới đây đã được giới chuyên gia khẳng định có thể gây ung thư cho người, loại thứ 2 người Việt đến nay vẫn sử dụng rất nhiều
1. Hoa quả mốc: Chứa aflatoxin gây ung thư gan mà WHO công nhận
Sự thật là hoa quả chỉ bổ dưỡng và ngon lành khi chúng còn tươi. Nếu hoa quả bị héo, thối, xuất hiện nấm mốc thì sẽ mất đi hương vị tự nhiên, mất dinh dưỡng, thậm chí gây rối loạn tiêu hóa. Trong một số trường hợp, ăn trái cây có nấm mốc sẽ xuất hiện một số triệu chứng giống rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ói, chướng bụng và tiêu chảy.
Nấm mốc xuất hiện trên trái cây có thể là nấm Aspergillus flavus hoặc A. parasiticus. Các loại nấm này sản sinh ra độc tố aflatoxin. Aflatoxin đã được WHO xếp vào Nhóm 1: Các chất (hoặc hỗn hợp) mà chắc chắn gây ung thư cho người.
Theo nghiên cứu, aflatoxin mang độc tính cực kỳ mạnh, thậm chí độc gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư gan, và 20mg có thể gây tử vong.
Aflatoxin thường xuất hiện trên ngũ cốc mốc, thớt, đũa mốc và hoa quả mốc. Aflatoxin không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm, vì vậy hoa quả có cắt bỏ phần mốc hay được nấu chín ở 100 độ C thì nguy cơ nhiễm độc vẫn còn.
2. Trầu cau: Loại quả gây ung thư miệng mà IARC cảnh báo
Trầu cau là loại quả đã đi vào trong từng tập tục quan trọng của người dân Việt Nam, chẳng thế mà có câu nói: "Miếng trầu là đầu câu chuyện", đến nay loại quả này vẫn xuất hiện trong những thủ tục cưới hỏi, ma chay... cũng như những dịp lễ quan trọng khác của người Việt.
Trước đây, Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) - một cơ quan thuộc WHO đã công bố danh sách 116 nguyên nhân được coi là làm tăng khả năng gây ra ung thư, trong đó việc ăn trầu cau là một trong những thủ phạm chính.
Trong quả cau có chứa các thành phần chính như ancaloit và polyphenol. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh alkaloid là chất độc gây đột biến gen, và liên quan chặt chẽ nhất đến sự xuất hiện của bệnh ung thư.
Ngoài ra, vôi cũng có thể gây ra kích thích và tăng sản niêm mạc miệng. Vôi và hạt cau gây ra phản ứng oxy đặc biệt, có thể gây ra tổn thương oxy hóa DNA của tế bào niêm mạc miệng của những người nhai trầu.
Một nguyên nhân khác được cho là có thể khiến thói quen ăn trầu dẫn đến căn bệnh ung thư là khi nhai, miếng trầu cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. Thêm vào đó, độc tố có trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà xát mạnh vào vùng bị tổn thương và gây ra trọng bệnh.
3. Trái cây được phun thuốc trừ sâu
Năm 2020, tổ chức Công tác về Môi trường (EWG) của Mỹ đã công bố danh sách 12 loại rau quả có tồn dư thuốc trừ sâu nhiều nhất. Những loại quả nằm đầu danh sách có tồn dư thuốc trừ sâu nhiều nhất trên phạm vi nước Mỹ, bao gồm: dâu tây, táo, nho, đào, cherry, lê...
Các nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho thấy thuốc trừ sâu có khả năng là một nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ một số bệnh ung thư ở nông dân như ung thư gan, ung thư lá lách...
Các loại quả trên đều vô cùng quen thuộc trong cuộc sống, vì vậy cách tiêu thụ hoa quả an toàn là lựa chọn hoa quả có nguồn gốc uy tín, ăn hoa quả còn tươi mới, trước khi ăn cần rửa sạch hoa quả dưới vòi nước, ngâm hoa quả trong nước muối để khử độc.
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.