3 thứ trong mâm cơm dù không ngọt nhưng có thể khiến đường huyết tăng mạnh: Tiết lộ 5 món là insulin tự nhiên, cần tăng cường để phòng ngừa tiểu đường

Quản lý bệnh tiểu đường là thực hiện một số điều chỉnh về những gì bạn ăn, lượng bạn ăn và thời điểm bạn ăn.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính mà chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng. Trên thực tế, điều chỉnh và kiểm soát chế độ ăn uống có thể giúp bạn cải thiện khả năng tái tạo insulin của cơ thể và giúp kiểm soát bệnh tật về lâu dài.

Thực đơn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường đó là những thực phẩm đơn giản hàng ngày. Một bữa ăn lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường nên hội tụ các tiêu chí sau đây: chất xơ cao, giàu chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất, nhiều protein nạc.

finger-prick.jpg
 

Theo bác sĩ Sanjay Kalra, Chuyên gia tư vấn Nội tiết tại Bệnh viện Bharti Karnal, Ấn Độ: Một chế độ ăn ít carbohydrate, ít calo, giàu chất dinh dưỡng tự nhiên... rất lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường. Quản lý bệnh tiểu đường là thực hiện một số điều chỉnh về những gì bạn ăn, lượng bạn ăn và thời điểm bạn ăn.

Dưới đây là 3 thứ trong mâm cơm dù không ngọt nhưng có thể khiến đường huyết tăng.

3 thứ trong mâm cơm dù không ngọt nhưng có thể khiến đường huyết tăng

1. Muối

Muối không có vị ngọt, nhưng lại có thể ảnh hưởng rất lớn đến đường huyết của bạn. Nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho huyết áp tăng cao, dễ tăng cân, và có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.

Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Vanderbilt, Mỹ và được công bố trên The Journal of Clinical Investigation (Tạp chí điều tra lâm sàng) cho thấy muối có liên quan đến việc tăng cân.

shutterstock288541178-1555066029301895877693.jpg
 

Theo suy nghĩ của nhiều người, ăn mặn sẽ khiến họ uống nhiều nước hơn, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sau khi hết khát, họ lại có cảm giác thèm ăn hơn. Đây được cho là hội chứng chuyển hóa, dẫn đến bệnh tiểu đường và các bệnh nghiêm trọng khác. Mặt khác, muối còn ảnh hưởng đến lượng dopamine, quá trình đào thải của nó khiến cơ thể luôn cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn.

2. Phần thịt nhiều mỡ

Nhiều người thích vị béo của mỡ nên rất ưa chuộng những miếng thịt nhiều mỡ. Hơn nữa, họ cho rằng thịt không chứa đường thì sẽ không gây tiểu đường. Tuy nhiên, thịt mỡ chứa nhiều cholesterol và chất béo, nếu người có đường huyết cao ăn mỡ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của đường huyết, tốt nhất là nên hạn chế ăn chúng.

20201108003657.jpg
 

3. Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng cũng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến, chủ yếu được làm từ đậu phộng. Bơ đậu phộng chứa nhiều protein, ion canxi, ion sắt và các khoáng chất khác, cũng như vitamin B, vitamin E... Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng lượng calo rất cao. Mỗi 100 gam bơ đậu phộng chứa hơn 600 calo. Ngoài ra, bơ đậu phộng còn chứa nhiều đường, muối và hàm lượng chất béo cao.

20220421151306307.jpg
 

Nếu ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng nhanh. Người bị cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn bơ đậu phộng để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

  • Rau "nhà quê" người Việt hay dùng nấu canh cua, người Nhật cực kỳ yêu thích: Tận dụng sẽ nhuận tràng, khỏe ruột, giải nhiệt tốt

Tóm lại, người bệnh tiểu đường phải đặc biệt chú ý đến việc duy trì thói quen ăn uống. Hãy ăn một chế độ cân bằng, ít thịt, nhiều rau. Đồng thời, kiểm soát tổng lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày và tính toán chặt chẽ theo cân nặng và sức lao động của bạn.

Ngoài ra, hãy tập thể dục nhiều hơn. Tập thể dục có thể cải thiện mức độ trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời giúp cơ thể đào thải độc tố, rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết.

5 món là insulin tự nhiên, cần tăng cường để phòng ngừa tiểu đường

1. Râu ngô

Râu ngô có chứa crom và sapoin, là một thành phần có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân có đường huyết cao. Ngoài ra, râu ngô là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid tự nhiên. Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật bảo vệ các tế bào của cơ thể bạn chống lại tác hại của các gốc tự do.

2. Cà chua

Giàu lycopene, vì thế cà chua rất tốt cho tim của bạn. Chúng cũng làm giảm huyết áp và nguy cơ biến chứng tim liên quan đến bệnh tiểu đường. Cà chua chứa nhiều Vitamin C, Vitamin A và Kali. Chúng có hàm lượng carb thấp và cũng ít calo nên chúng trở thành siêu thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường.

sinh-to-ca-chua-can-tay.jpg
 

3. Hạt sen tuyết

Hạt sen tuyết chứa nhiều chất xơ thực vật, rất thích hợp cho người tiểu đường, béo phì, táo bón. Đây là loại thực phẩm thiên nhiên có chỉ số đường huyết thấp nên phù hợp cho người tiểu đường.

hat-bo-me-huyen-ha-shop.jpg
 

4. Hạt bí ngô

Hãy mang theo một ít hạt bí ngô bên cạnh để chống lại cảm giác thèm ăn đồ béo và đường. Loại hạt này rất giàu chất sắt và chất béo không bão hòa, giúp ngăn chặn sự thèm ăn của bạn.

5. Hạt lanh

Hạt lanh chứa một lượng lớn chất xơ không hòa tan được gọi là lignan. Hạt lanh giúp giảm nguy cơ biến chứng tim và nguy cơ đột quỵ liên quan đến bệnh tiểu đường. Nó điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể và cải thiện sức khỏe đường ruột và độ nhạy insulin. Do đó, đây là 1 thực phẩm mà người tiểu đường nên tăng cường mỗi ngày.

 

Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/3-thu-trong-mam-com-du-khong-ngot-nhung-co-the-khien-duong-huyet-tang-manh-tiet-lo-5-mon-la-insulin-tu-nhien-can-tang-cuong-de-phong-ngua-tieu-duong-222022224233920162.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang