4 bí quyết nuôi dạy đơn giản nhưng cực hữu dụng, giúp cha mẹ Bắc Âu tạo nên những đứa trẻ ưu tú

(lamchame.vn) - Phương pháp giáo dục trẻ của người Bắc Âu được đánh giá là khác biệt nhưng vẫn đem lại hiệu quả bất ngờ.

Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền lại có những phương pháp giáo dục trẻ khác nhau. Trong đó, Bắc Âu được xem là hình mẫu của thế giới trong việc tạo ra những đứa trẻ phát triển toàn diện, hạnh phúc. Vậy người Bắc Âu đã chăm sóc và nuôi dạy con cái họ ra sao, theo dõi 4 bí quyết dưới đây có thể giúp bạn tham khảo để áp dụng!

1. Không bắt ép con học tập

Cha mẹ Bắc Âu không đặt nặng thành tích, kết quả học tập của con. Họ không căng thẳng, tạo áp lực cho con mà duy trì phương pháp thoải mái để giúp con phát triển. Họ không tập trung vào các khóa học sớm, không thúc ép con học ngoại ngữ hay nhiều môn thể thao cùng một lúc. 

Người Bắc Âu có triết lý giáo dục khá độc đáo: Trẻ cần có thời gian rảnh để chơi đùa hoặc không làm gì cả. Khi tạo cho trẻ một môi trường thoải mái như vậy, trẻ mới có thể phát triển tư duy, mở rộng các kỹ năng, biết cách quản lý cảm xúc và có trí tưởng tượng siêu phong phú. 

2. Thường xuyên dành nhiều lời khen tới con

Nhiều ông bố bà mẹ không có thói quen ngợi khen con. Có thể do họ ngại chia sẻ cảm xúc hoặc lo sợ con sinh tự kiêu, ngạo mạn khi được khen ngợi. Người Bắc Âu lại khác, họ thường xuyên dành cho con những lời khen kịp thời.

Tuy nhiên, họ không khen trẻ về sự thông minh hay ngoại hình xinh đẹp. Họ tập trung dành những lời có cánh vào sự nỗ lực cố gắng tuyệt vời của trẻ. Lý giải điều này, cha mẹ Bắc Âu cho rằng: Xinh đẹp và thông minh là yếu tố vốn có chứ không phải thông qua cố gắng để đạt được. Chính lời khen đó sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành tư chất của trẻ sau này.

Bởi vậy, khi các bậc cha mẹ biểu dương con cái, đừng quên những lưu ý sau: Khen ngợi một việc cụ thể, không khen ngợi chung chung; khen ngợi sự cố gắng của con, không nên khen ngợi con thông minh; khen ngợi tính cách tốt, không nên chú trọng quá nhiều đến vẻ bề ngoài của con. 

4 điều nhỏ mà cha mẹ Bắc Âu áp dụng thường xuyên khiến con nổi trội - Ảnh 2.

Cha mẹ Bắc Âu thường khen ngợi để khích lệ tinh thần con. (Ảnh minh họa)

3. Không dạy con bằng đòn roi

Năm 1979, Thụy Điển – một trong những nước thuộc Bắc Âu trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm hình phạt thể xác ở cả nhà và trường học. Mọi chuyện đều được giải quyết bằng lời nói thay vì bằng roi vọt.

Khi mọi người xung quanh nhìn thấy người nào đó đánh con, họ sẽ lập tức gọi cảnh sát và can thiệp kịp thời. Trong trường hợp này, đứa trẻ có thể được gủi đến một gia đình khác và cha mẹ có thể bị tạm giam. Nếu tòa án chứng minh được hành vi đánh con xảy ra thường xuyên trong nhiều năm, cha mẹ sẽ bị kết án lên đến 1,5 năm tù. Có thể thấy luật pháp của Bắc Âu khá nghiêm minh. Họ muốn bảo vệ sự an toàn của những đứa trẻ một cách tuyệt đối.

4 điều nhỏ mà cha mẹ Bắc Âu áp dụng thường xuyên khiến con nổi trội - Ảnh 3.

Khi con mắc sai lầm, người Bắc Âu không đánh mắng mà giải thích cho con hiểu sự việc. (Ảnh minh họa)

4. Để con được thỏa sức chơi đùa, khám phá

Người Bắc Âu cho phép con dành nhiều thời gian vận động. Họ cũng cố gắng sắp xếp thời gian để chơi đùa cùng con. Năng lượng của những đứa trẻ rất dồi dào, ngay cả khi không tham gia vào trò chơi của trẻ mà chỉ trông chừng để đảm bảo an toàn cũng khiến họ "bở hơi tai". Tuy nhiên, các bậc làm cha làm mẹ vẫn dành thời gian bên con, giúp con trưởng thành từng ngày, dạy dỗ và nâng đỡ tinh thần con.

Điều đặc biệt, cha mẹ Bắc Âu rất kiên nhẫn. Trong quá trình chơi đùa, dạy dỗ con, họ không quát mắng, cáu gắt hay đánh đập nếu con làm sai, nghịch quá đà. Họ luôn nhẹ nhàng khuyên nhủ, giải thích để con hiểu vấn đề. Ngoài ra, cha mẹ Bắc Âu cũng không tiếc lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương đến với con. 

Người Bắc Âu sẵn sàng để con bày bừa trong quá trình chơi. Họ chấp nhận sự lộn xộn, kém gọn gàng để con được chơi tự do. Nhờ đó, trẻ sẽ hình thành được các kỹ năng, phản xạ và phát triển tư duy. Cùng con thỏa sức chơi đùa cũng là một cách gắn kết gia đình để thấu hiểu nhau hơn.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang