Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái lớn lên hiếu thảo, có thể chăm sóc, đỡ đần mình khi về già. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có phẩm chất đáng quý này. Một số đứa trẻ vì từ nhỏ được gia đình chiều hư nên không học được tính trách nhiệm, không biết phụ giúp cha mẹ. Lớn lên, con cũng chỉ biết bản thân mà mặc kệ, không quan tâm đến đấng sinh thành.
Thực tế, trẻ lớn lên có hiếu thảo hay không, phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện của lòng hiếu thảo mà cha mẹ dễ dàng nhìn thấy ở con ngay khi còn nhỏ. Cụ thể là 4 biểu hiện sau đây:
1. Kính trọng, biết ơn người lớn tuổi
Kính trọng người già là đức tính quan trọng mà cha mẹ nên dạy dỗ con cái cho tốt. Cha mẹ nên tạo cho con cái một tấm lòng biết ơn, biết kính yêu ông bà trong cuộc sống hàng ngày.
Nhưng bây giờ rất nhiều bậc cha mẹ cưng chiều con cái quá mức, đôn vị trí của đứa trẻ lên trở thành người quan trọng nhất trong nhà. Điều này vô tính khiến trẻ bị nhiễm thói xấu, luôn hống hách, ngạo mạn, coi mình là nhất. Cũng vì vậy mà trẻ trở nên thiếu lễ phép, bất kính, không tôn trọng người lớn.
Cũng chính vì vậy mà một số trẻ em khi thấy cha mẹ nói chuyện với người già thì không lễ phép, từ đó cũng sẽ bất kính với người già, không tôn trọng người già, thậm chí làm tổn thương lòng người già.
Trẻ không biết kính trọng người lớn tuổi thì lớn lên khó mà hiếu thảo với cha mẹ. Chỉ có những đứa trẻ biết kính trọng người lớn tuổi, biết cảm ơn thì khi trưởng thành mới hiếu thảo.
2. Đồ ăn ngon biết để phần người lớn
Cũng bởi nhiều đứa trẻ được gia đình nuông chiều quá mức nên sinh ra tính ích kỷ, không muốn chia sẻ đồ đạc của mình với người khác, khi ăn cơm chỉ chăm chăm gắp vào bát mình mà không mời người lớn tuổi ăn cùng các món ngon.
Những đứa trẻ hiếu thảo thì khác, vì được cha mẹ dạy dỗ chu đáo nên khi ăn các em biết mời người lớn tuổi. Nếu thấy con làm được điều này, cha mẹ cần khuyến khích, khen ngợi. Lâu dần, trẻ sẽ hình thái được thói quen tốt.
3. Chủ động giúp đỡ bố mẹ công việc nhà
Giáo sư Lý Mai Cẩn, một chuyên gia tâm lý học nổi tiếng của Trung Quốc từng chia sẻ: "Nếu một người không làm việc nhà, thì làm sao anh ta có thể đảm đương công việc của thế giới trong tương lai? Nếu anh ta thậm chí không rửa bát hôm nay, làm sao anh ta có thể biết công việc khó khăn như thế nào? Vì vậy trẻ em phải học cách làm việc nhà".
Để trẻ em làm việc nhà cũng là khía cạnh quan trọng trong việc giáo dục. Chỉ những đứa trẻ có thể chủ động giúp cha mẹ làm việc nhà mới có ý thức trách nhiệm. Trong quá trình làm việc nhà, trẻ rèn luyện được lòng biết ơn, tính kiên nhẫn.
Những đứa trẻ có thể chủ động giúp cha mẹ làm việc nhà khi lớn lên sẽ có ý thức trách nhiệm với gia đình, hiểu được sự khó khăn vất vả của cha mẹ và càng trở nên hiếu thảo hơn.
4. Tự lập và rèn luyện trách nhiệm
Việc rèn luyện khả năng tự lập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng, bởi nếu trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân tốt ngay từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên, khả năng tự lập sẽ càng mạnh. Điều này giúp trẻ sống tốt hơn.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại quá bảo bọc, cưng chiều con cái, không để con chịu khổ dù chỉ một chút. Họ giành làm hết mọi việc, khiến con trở nên phụ thuộc, thiếu trách nhiệm. Trong cuộc sống, cha mẹ cần "buông lỏng" con một cách hợp lý, không can thiệp quá mức vào công việc của con, để con học được tính ý thức, trách nhiệm hơn.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.