4 cách khơi dậy tiềm năng của trẻ có tính hướng nội

(lamchame.vn) - Trẻ có tính hướng nội thường chỉ chú trọng tới trạng thái tâm lý của bản thân, đôi khi tham gia vào các hoạt động khác cùng mọi người nhưng trẻ thường không có nhiều hứng thú.

Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ cần phải nhận thức được rằng, hướng nội không phải là một tính xấu, càng không phải là một chuyện đáng e ngại. Đồng thời, các bậc phụ huynh phải hiểu rõ, hướng nội là tính cách thiên bẩm, cũng giống như máu huyết trong người, cơ bản là không cần và không thể thay đổi nó.

Vì vậy, thay vì lo lắng bố mẹ hãy áp dụng 4 cách dạy con dưới đây để giúp trẻ hướng nội khơi dậy những khả năng tiềm ẩn bên trong để có cơ hội thành công hơn trong cuộc sống.

1. Hãy để con được vui vẻ trong sự hướng nội của bé

Đừng chỉ cố gắng chấp nhận sự hướng nội của bé, hãy coi đấy là cá tính bình thường. Bố mẹ cũng đừng bao giờ cố gắng để sửa đổi tính cách của con, hãy để trẻ tự nhiên trong mọi hoàn cảnh thay vì ép bé phải tham gia các hoạt động bé không thích. Thay vì thế, hãy để con có nhiều không gian và thời gian để chơi một mình trong khung cảnh bé cảm thấy thoải mái. Tuyệt đối đừng bao giờ gọi trẻ là "nhút nhát" vì điều này sẽ khiến bé cảm thấy đây là khuyết điểm của mình, chứ không phải chỉ là một cá tính riêng biệt.

2. Hãy để trẻ sống cuộc đời của chính mình

Nhiều cha mẹ dường như đang gián tiếp sống thay con cái họ. Có nhiều phụ huynh cảm thấy thật khó chịu khi lũ trẻ không thích, không chịu tham gia các hoạt động nghệ thuật tại trường học, đặc biệt khi so sánh với con cái của đồng nghiệp hoặc hàng xóm. Hãy để trẻ được tự do tư duy, sáng tạo và tìm ra con đường riêng của mình.

3. Đừng khiến con xấu hổ về những đặc điểm tính cách của bản thân

Nếu bạn thấy con có vẻ yên tĩnh, không hoạt bát, không thích thể hiện… thì đừng chỉ trích hay chê bai chúng. Không cẩn thận bạn có thể khiến con mặc cảm về hình ảnh của bản thân mình. Trên thực tế, có thể những suy nghĩ của bạn không đúng và khiến hình ảnh đó thấp hơn thực tế. Hãy để con cảm thấy được tôn trọng, tìm thấy sự tự tin ở bản thân để đi theo con đường riêng của mình và đây sẽ là áo giáp của trẻ trước những áp lực bên ngoài.

4. Để trẻ được sống là chính mình

Đây chính là nguồn hạnh phúc lớn nhất của mỗi đứa trẻ. Trong quá trình trưởng thành, nhiều người cố gắng hết sức để trở thành một người khác và sau đó dành cả cuộc đời để tự hỏi bản thân thực sự là ai.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang