4 cách nuôi con đơn giản mà mọi bố mẹ phải học: Ai làm được chắc chắn con cái thành công hơn người

Dựa trên những nghiên cứu về khoa học thần kinh và tâm lý học, các chuyên gia tâm lý Đại học Harvard khuyên rằng, đây là 4 quy tắc nuôi dạy con cái giúp con xây dựng bộ não linh hoạt, kiên cường và mạnh mẽ.

Trẻ em không được sinh ra để trở thành một phiên bản của ai mà để phát triển thành một cá thể độc lập và có sự khác biệt, linh hoạt trong suy nghĩ, mạnh mẽ và kiên cường trong cuộc sống. Không ai khác ngoài bố mẹ sẽ là những người hướng con đến những khả năng này.

Dựa trên những nghiên cứu về khoa học thần kinh và tâm lý học, các chuyên gia tâm lý Đại học Harvard khuyên rằng, đây là 4 quy tắc nuôi dạy con cái giúp con xây dựng bộ não linh hoạt, kiên cường và mạnh mẽ.

1. Là người làm vườn chứ đừng là người thợ mộc

Bạn biết vì sao không? Vì thợ mộc thì chạm khắc, đục đẽo khối gỗ thành hình dáng mình muốn, còn người làm vườn thì gieo hạt, bón phân, chăm sóc để cây phát triển tự nhiên. Tương tự như thế, bố mẹ không thể "điêu khắc, đục đẽo" con mình trở thành người mà bố mẹ muốn, ví dụ như muốn con thành nghệ sĩ dương cầm. Đó là kiểu "bố mẹ thợ mộc", sẽ kìm hãm sự sáng tạo, tự do của trẻ.

Chuyên gia tâm lý Đại học Harvard khuyên: 4 điều bố mẹ cần dạy nếu muốn con linh hoạt, kiên cường, dạy càng sớm, con càng có tương lai - Ảnh 1.
 

Còn kiểu "bố mẹ làm vườn" lại khác, họ sẽ tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được tiếp xúc với âm nhạc, từ nhà đến các hoạt động ở nơi công cộng, như một cách để khơi gợi sự quan tâm, đam mê âm nhạc trong con. 

Nếu con thực sự có đam mê về âm nhạc, con sẽ tự quyết định mình là một tay trống cừ khôi hay là một tay chời đàn guitar lãng tử. Nói một cách dễ hiểu, kiểu "bố mẹ làm vườn" chỉ giới thiệu, tạo cơ hội cho con mình tự do "vẫy vùng" trong cái mà con thích.

2. Nói chuyện và đọc sách cho con nhiều nhất có thể

Nghiên cứu cho thấy ngay cả khi trẻ chỉ mới vài tháng tuổi, chưa hiểu nghĩa của từ thì bộ não của trẻ vẫn có thể lưu trữ chúng. Vì vậy, càng nghe nhiều từ thì hiệu quả càng lớn, con sẽ có vốn từ vựng tốt, khả năng đọc hiểu cũng tốt hơn. Đặc biệt là những từ ngữ chỉ cảm xúc buồn, vui, thất vọng… càng có lợi cho sự phát triển của trẻ. Càng biết nhiều, trẻ sẽ hành động linh hoạt hơn.

Bạn có thể nói với con về nguyên nhân tạo ra cảm xúc và cách thức nó ảnh hưởng đến ai đó. Ví dụ như: "Con thấy bạn trai đang khóc ở đằng kia không? Bạn ấy đau vì bị ngã, trầy xước đầu gối. Có lẽ bây giờ bạn đang cần một cái ôm của bố mẹ lắm". Hãy xem như bạn là hướng dẫn viên du lịch của con, dẫn dắt con khám phá thế giới ngôn ngữ, những sự chuyển động và âm thanh.

Chuyên gia tâm lý Đại học Harvard khuyên: 4 điều bố mẹ cần dạy nếu muốn con linh hoạt, kiên cường, dạy càng sớm, con càng có tương lai - Ảnh 2.
 

3. Chịu khó giải thích

Có thể bạn sẽ mệt mỏi khi con liên tục hỏi: "Tại sao?" nhưng bạn có biết rằng một khi bạn giải thích điều gì đó với con, con đã tiếp thu được những điều mới mẻ, lạ lẫm từ thế giới, đồng thời, giúp con dự đoán được những tình huống trong tương lai. Và thực tế cho thấy, bộ não hoạt động hiệu quả hơn khi chúng được rèn luyện khả năng dự đoán.

Đừng trả lời con theo kiểu: "Thì bố/mẹ đã nói như vậy", nó không giúp trẻ hiểu cặn kẽ vấn đề. Ví dụ, nếu con hiểu lý do không được ăn hết bánh là bởi: "Bố/mẹ không cho phép", lý do này sẽ không có tác dụng khi bố hay mẹ không có mặt.

Sẽ tốt hơn nếu con hiểu rằng: "Mình không nên ăn hết vì nếu không sẽ bị đau răng, anh chị sẽ không có bánh để ăn". Lý luận kiểu này sẽ giúp con hiểu hậu quả hành động của mình, đồng thời nuôi dưỡng sự đồng cảm trong con.

4. Nói về hành động chứ không phải con người

Chuyên gia tâm lý Đại học Harvard khuyên: 4 điều bố mẹ cần dạy nếu muốn con linh hoạt, kiên cường, dạy càng sớm, con càng có tương lai - Ảnh 3.
 

Khi con đánh bạn bè, đừng mắng con: "Con là đứa bé hư", mà nên nhẹ nhàng bảo con rằng: "Hành động đánh bạn, làm bạn đau là hư. Con đừng đánh bạn nữa, mau xin lỗi bạn con nhé". Việc này cũng tương tự như khi khen ngợi, đừng khen con là cô gái ngoan mà hãy bình luận về hành động của con: "Con đã làm đúng khi không đánh trả lại bạn khi bạn đánh mình".

Kiểu nói chuyện này sẽ giúp não bộ của trẻ xây dựng các khái niệm hữu ích hơn về hành động và bản thân.

(Nguồn: cnbc)

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang