Một trong những phương pháp tập luyện được nhiều người yêu thích có thể kể đến chạy bộ. Đây vừa là cách tập đơn giản, nhanh gọn mà lại vừa thúc đẩy cơ thể đốt cháy được nhiều calories và cải thiện đôi chân săn chắc, khỏe khoắn hơn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tới một vài thói quen khi chạy để tránh gây phản tác dụng và khiến đôi chân không bé lại được. Dưới đây chính là 4 chìa khóa chạy đúng cách để bạn sở hữu được đôi chân thon, đẹp hơn.
1. Khởi động và giãn cơ trước khi chạy
Dù là bài tập nào thì cũng cần phải khởi động trước khi bắt đầu chính thức để giúp cơ thể bước vào trạng thái luyện tập tốt hơn, từ đó sẽ tránh được các chấn thương không mong muốn. Hãy nhớ thực hiện các bài tập khởi động và giãn cơ trước khi chạy. Điều này có thể ngăn ngừa nguy cơ gặp phải chấn thương cơ thể và giúp tiêu hao một phần glycogen. Nhờ đó bạn sẽ nâng cao được hiệu quả của buổi chạy cũng như đốt cháy nhiều chất béo ở đôi chân hơn.
2. Chú ý đến tư thế khi chạy
Tư thế chạy đúng có thể giúp đầu gối và mắt cá chân không bị đè nén hoặc chấn thương, đồng thời đây cũng là một trong những chìa khóa quan trọng giúp chân không bị sưng phù.
Trước hết, khi chạy thì bạn cần chú ý đến phần ngực và bụng, giữ đầu thẳng về phía trước, thả lỏng tay và vai tự nhiên, không nhún vai, co tay khoảng 90 độ, nắm bàn tay hoặc hơi gập người về phía trước bằng các đầu ngón tay. Để duy trì sự ổn định, không lắc khớp hông qua lại.
Khi chạy giữ cho đầu gối hơi cong, không nâng đầu gối một góc quá cao khi chạy để tránh gây tác động lực lớn khi tiếp đất và dẫn đến tổn thương cho đầu gối. Ngoài ra, mắt cá chân nên được thả lỏng hết mức có thể, khi tiếp đất nên để gót chân và giữa bàn chân tiếp đất trước nhằm giảm lực va chạm, tránh bị chấn thương.
3. Chọn tốc độ chạy hợp lý
Thay đổi tốc độ chạy vừa giúp tăng nhanh nhịp tim khi tập vừa giúp giảm mỡ nên bạn hãy chọn tốc độ chạy phù hợp trong quá trình chạy. Trong 20 phút chạy đầu, cơ thể mới chỉ tiêu hao được đường và nước, sau 30 phút mới là lúc bắt đầu tiêu mỡ để giảm cân. Vì vậy, một buổi chạy tốt nhất nên kéo dài khoảng 40 phút là vừa đẹp.
Bên cạnh đó, chạy đường dài không phù hợp với tất cả mọi người, chẳng hạn như những người có trọng lượng nặng hơn hoặc chức năng khớp gối kém thì nên thay thế chạy bộ bằng đi bộ nhanh để giảm áp lực cho khớp gối.
4. Nhớ giãn cơ cả sau khi chạy
Sau khi chạy, các bó cơ sẽ ở trạng thái căng thẳng, nhịp tim tăng cao nên nếu bạn dừng đột ngột thì hiện tượng chóng mặt, bủn rủn chân tay, buồn nôn sẽ xảy ra. Việc kéo giãn cơ lúc này sẽ giảm bớt sự tích tụ của axit lactic và giảm căng cơ. Nhờ đó, ngày hôm sau bạn sẽ không gặp phải cảm giác đau nhức và tránh được nguy cơ bị chuột rút chân.
Nguồn: Ettoday, Sina, Kknews
Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/4-dieu-ban-can-luu-y-khi-chay-bo-de-giup-doi-chan-thon-tha-nhanh-hon-162200911140228102.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.