Khi về già, người làm ông bà có thể giúp đỡ con cái mình nhiều nhất có thể. Nếu không làm được việc lớn thì chăm sóc em bé vẫn khả thi.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dạy con cái, ba thế hệ cha mẹ, con cháu rất dễ nảy sinh nhiều chuyện vụn vặt. Mấu chốt của cách giải quyết mối quan hệ ba thế hệ là hãy kiểm soát lời nói của mình, im lặng là vàng và nói là bạc, thà giữ những lời sau đây mục nát trong bụng hơn là nói ra thành tiếng.
Đừng than phiền trước mặt con về những lỗi lầm nhỏ nhặt của cháu
Là trẻ em, chúng không thể tránh được mắc phải những lỗi lầm lớn nhỏ, khiến người lớn xung quanh phải đau đầu.
Ông bà lúc này đã lớn tuổi, trông nom cháu cả ngày đã mệt mỏi lại phải giải quyết các vấn đề phát sinh càng khiến trong lòng bực bội hơn.
Một số ông bà sẽ chọn cách mách tất cả hành động sai trái của cháu với các con. Việc này không sai, nhưng nếu thái độ nói chuyện giữa đôi bên căng thẳng, giải pháp xử lý không đồng nhất thì rất dễ khiến con cái cảm thấy khó chịu trong lòng.
Do đó, ông bà hãy học cách kiềm chế cảm xúc, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ bỏ qua. Chẳng hạn, một đứa trẻ về quê, chơi trong bùn và bị ướt quần áo. Chỉ cần thay nó kịp thời và đừng bận tâm đến nó, vậy là tất cả mọi người đều vui vẻ.
Đừng cằn nhằn việc tiền bạc trước mặt con cháu
Nuôi một em bé rất tốn tiền, từ đồ ăn, sữa, đồ chơi, học tập đều phải chi một khoản lớn.
Trong khi đó, người già thường hay tiết kiệm, nhất là những người không có lương hưu nên khi thấy con cái tiêu xài hoang phí thì vô cùng khó chịu.
Nếu ông bà cằn nhằn con cái về việc tiêu tiền trước các cháu, điều đó sẽ để lại ấn tượng xấu trong tâm trí chúng: Keo kiệt, kiêu căng và không tử tế.
Để giải quyết vấn đề chi tiêu, ông bà chỉ nên góp ý nhẹ nhàng. Đồng thời, tư vấn cho các con những kinh nghiệm mà bản thân mình có được như thiết lập kế hoạch hàng tháng, tiết kiệm cho tương lai,...
Đừng nói với hàng xóm về bê bối của gia đình
Ở chung một nhà nên mọi điều từ tốt đẹp đến xấu xa của con cháu đều được ông bà nắm rõ. Điều đáng sợ nhất là khi một người già phát hiện ra điều gì đó tai tiếng về con trai hoặc con gái mình, ông xấu hổ không dám bàn luận ở nhà nên lén nói với những người hàng xóm khác để mọi người cùng góp ý, bình luận.
Người xưa đã có câu: "Tam sao thất bản", khi một câu chuyện được truyền qua nhiều người khác nhau thì chắc chắn sẽ không giữ nguyên vẹn như ban đầu. Thậm chí, tính nghiêm trọng còn được nhân lên gấp 2-3 lần.
Chẳng hạn, nếu con cái sắp ly hôn, chúng nên hòa giải ở nhà thay vì nhờ người ngoài giúp đỡ rao giảng. Khi người ngoài vào cuộc, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn và tranh chấp vẫn tiếp tục.
Đừng kể về tình trạng tài chính của con bạn trước mặt người thân và bạn bè
Nhiều người già đã sống ở nhà con cái một thời gian và tìm hiểu thông tin về con cái mình. Sau đó, họ trở về quê và kể cho người thân, bạn bè nghe cuộc sống của các con ở thành phố như thế nào.
Chẳng hạn, ông Tâm khoe con trai của mình làm giám đốc, tiền tiêu ba đời không hết. Họ hàng thấy vậy liền nhờ vả xin việc làm giúp các cháu ở quê, hay người bác ruột đang khó khăn nên muốn mượn tiền.
Đáng buồn thay, công việc kinh doanh của con trai ông Tâm không hề suôn sẻ như lời ông nói nên không thể đáp ứng được yêu cầu từ mọi người. Vậy là, họ hàng dưới quê liền chê bai gia đình ông tâm keo kiệt và tàn nhẫn.
Xấu hổ cùng cực, ông Tâm quay ra trách mắng các con khiến cho không khí trong nhà lúc nào cũng mệt mỏi, nặng nề.
Tốt nhất, hãy để con bạn giàu - nghèo trong im lặng, người già nên quen với việc không thể hiện sự giàu có của mình. Chỉ cần trong nhà mọi người đều bình an, người già có đủ cơm ăn áo mặc là được, không nhất thiết phải cần người ngoài khen ngợi.
Tóm lại, khi người lớn tuổi giúp đỡ việc chăm sóc con cháu, hãy nên duy trì sự nhiệt tình với gia đình và thờ ơ với người ngoài, đừng làm ngược lại. Dù có chuyện gì xảy ra hãy dùng lý trí trước khi nói, đừng thể hiện ra ngoài.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.