4 quan niệm sai lầm về ăn uống trong kỳ "đèn đỏ"

Kinh nguyệt là giai đoạn mà các bạn gái cần quan tâm nhất trong một tháng. Có rất nhiều quan điểm sai lầm về ăn uống trong kỳ “đèn đỏ” mà nữ giới cần biết.

Dưới đây là góc nhìn của chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc Cổ Truyền Linh chia sẻ trên "The Life Times".

Quan niệm 1: Ăn nhiều hơn trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ không bị béo

Quan điểm này cho rằng sự trao đổi chất diễn ra tương đối cao trong thời kỳ kinh nguyệt, dù bạn có ăn uống như thế nào cũng không bị béo và sẽ giảm cân sau khi hết kinh. Thực tế là nhiệt độ cơ thể sẽ tăng từ khoảng 14 ngày sau lần hành kinh cuối cùng đến trước lần hành kinh tiếp theo, điều này có thể làm tăng nhẹ quá trình trao đổi chất cơ bản. Còn trong kỳ kinh nguyệt, quá trình trao đổi chất cơ bản không tăng lên, nếu ăn quá nhiều, lượng calo nạp vào quá cao sẽ chuyển hóa thành tích trữ chất béo.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể về mức tiêu hao năng lượng cho cùng một loại vận động trong thời kỳ kinh nguyệt và không có kinh nguyệt. Trọng lượng cơ thể có thể trở nên nhẹ hơn sau khi hết kinh, do cơ thể có xu hướng giữ nước trong kỳ kinh nguyệt. Sau kỳ kinh, do sự điều hòa hormone nên lượng nước tích tụ trong cơ thể được thải ra ngoài, nhưng đây không phải là giảm cân.

4 quan niệm sai lầm về ăn uống trong kỳ đèn đỏ - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Internet

Quan niệm 2: Uống nước đường nâu để bổ sung sắt

 

Mỗi 100g đường nâu chứa 2,2 mg sắt, tương đương với hàm lượng sắt trong thịt lợn nạc (2,5 mg / 100g). Tuy nhiên, việc ăn 100 g thịt lợn nạc một ngày là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu ăn 100g đường nâu mỗi ngày sẽ vượt quá tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng (khuyến cáo nên kiểm soát lượng đường bổ sung trong phạm vi 25g). 

Ngoài ra, chất sắt trong đường nâu thuộc loại sắt 3, tỷ lệ hấp thụ thấp hơn nhiều so với chất sắt 2 trong thịt lợn nạc. Sắt trong thực vật như rau muống, mộc nhĩ, mè đen cũng là sắt 3, hiệu quả hấp thụ không tốt.

Quan niệm 3: Uống trà gừng để giảm đau bụng kinh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 750-2000 mg bột gừng vào ngày đầu tiên đến ngày thứ ba của kỳ kinh có thể giúp giảm đau bụng kinh, nhưng đây là một nghiên cứu nhỏ với một số lượng nhỏ người tham gia và cần nhiều thử nghiệm hơn để xác thực.

Lưu ý rằng trà gừng không có hại, bạn có thể cắt gừng thành từng lát hoặc bào mỏng hay thái hạt lựu rồi đun lấy nước, sau đó ăn gừng và uống nước. Tuy nhiên cần lưu ý, không được uống nước quá nóng, vì nước nóng trên 65℃ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản; Ngoài ra, không nên cho đường nâu vào trà gừng để tránh làm tăng năng lượng nạp vào cơ thể.

4 quan niệm sai lầm về ăn uống trong kỳ đèn đỏ - Ảnh 3.

Uống trà gừng có thể giảm đau bụng kinh. (Ảnh: Internet)

Quan niệm 4: Uống lạnh khiến tình trạng đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn

Không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên hệ giữa đau bụng kinh và "ăn lạnh". Đau bụng kinh nguyên phát của nữ giới chủ yếu bị ảnh hưởng bởi prostaglandin. Chất này không chỉ được tiết ra từ tuyến tiền liệt của nam giới, mà tử cung của phụ nữ khi hành kinh cũng tổng hợp và tiết ra prostaglandin. Chức năng chính của nó là co bóp tử cung giúp cơ thể thải ra máu kinh. 

Một số người tiết ra nhiều prostaglandin thì tác dụng càng mạnh, hiện tượng đau bụng kinh sẽ rõ ràng hơn. Tất nhiên, điều này cũng khác nhau ở mỗi người, và nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi uống lạnh thì hãy dừng lại nhé.

 

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/4-quan-niem-sai-lam-ve-an-uong-trong-ky-den-do-16121271119345942.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang