Căn bệnh "giết người thầm lặng", biến chứng nguy hiểm: Việt Nam có gần 4 triệu người mắc

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sau đại dịch Covid-19 thế giới để phải đối mặt với sự tàn phá của hàng loạt các bệnh lý mãn tính không lây.

Kẻ giết người người thầm lặng

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản l‎ý khám - chữa bệnh cho biết, Việt Nam vừa phải đối mặt với một đợt dịch thứ 4 lớn chưa từng có. Và rất may mắn hiện nay nước ta đã tạm khống chế được dịch bệnh để chuyển sang một cuộc sống bình thường mới.

Việt Nam là một trong những nước đang phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép. Bệnh cạnh các bệnh truyền nhiễm là các bệnh mãn tính như: tim mạch, huyết áp, đái tháo đường type 2.

"Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo sau đại dịch Covid-19 thế giới sẽ đối mặt với sự tàn phá của căn bệnh mãn tính không lây nhiễm. Trong đó có căn bệnh đái tháo đường type 2.

Năm 2019 số người mắc đái tháo đường tại Việt Nam là 3.9 triệu người. Trong số người mắc đái tháo đường có 30% theo dõi quản lý tại cơ sở y tế, 70% chưa được theo dõi điều trị. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong và được coi là giết người thầm lặng với nhiều biến chứng nguy hiểm", ông Khuê nói.

Căn bệnh giết người thầm lặng, biến chứng nguy hiểm: Việt Nam có gần 4 triệu người mắc - Ảnh 1.

Bệnh đái tháo đường đang gia tăng trên toàn thế giới - Ảnh minh hoạ.

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: tim mạch, thận, hô hấp, mắt võng mạch… Đây là một căn bệnh diễn biến âm thầm tàn phá mãnh liệt.

Ông Khuê khuyến cáo trong đại dịch Covid-19, người mắc đái tháo đường nếu mắc thêm Covid-19 sẽ có biến chứng nặng. Do Covid-19 tấn công vào hệ miễn dịch và tấn công vào nhiều cơ quan làm tăng tình trạng nặng của bệnh nhân.

Hàng loạt biến chứng nguy hiểm

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Bích Đào, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam phân tích, đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính cộng thêm rối loạn chuyển hóa carbonhydrate, chết béo, protein do thiếu insulin

Triệu chứng đái tháo đường có 2 nhóm: Nhóm triệu chứng điển hình của tăng đường huyết như: khát nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân; Hoặc bệnh nhân đến viện khi xuất hiện biến chứng của bệnh như: mệt mỏi, nhiễm trùng, tê bì, kiến bò dưới da, biến cố tim mạch.

Biến chứng thường gặp của đái tháo đường: tim mạch, thận, mắt, thần kinh…

Trong đó bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Các thống kê trên thế giới cho thấy hơn nửa số bệnh nhân đái tháo đường chết do nguyên nhân tim mạch. Nghiên cứu CAPTURE tiến hành vào năm 2021 cho thấy, 9/10 bệnh nhân tim mạch do xơ vữa. Tức là bệnh nhân có rối loạn máu, đường huyết.

Ngoài các biến chứng về tim mạch, bác sĩ Đào cũng lưu ý bệnh nhân đái tháo đường biến chứng về thận. Do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

Đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân.

Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi.

Biến chứng mắt, hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt (bệnh võng mạc) làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc.

Theo PGS Đào, để phòng ngừa biến ở người đái tháo đường cần phải kiểm soát đường huyết, kiểm soát lối ăn lành mạnh, vận thể lực, giảm cân (đối với người thừa cân, béo phì), kiểm soát huyết áp, cai thuốc lá, giảm cholesterol xấu.

Trong đó, thay lối sống được tiến hành sớm và là yếu tố then chốt điều trị và quản lý bệnh. Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc thông qua: chế độ đúng cách luyện, uống rượu ít.

Về ăn uống bác sĩ Đào lưu ý cần lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt; Trái cây chỉ số đường huyết thấp ổi, táo; Nên ăn chất béo ít bão hoà, ăn cá, thịt nạc; Tăng cường ăn đạm từ thủy hải sản, cá các loại đậu; Ăn thịt hạn phần mỡ và bỏ da với gia cầm;

Hạn chế tối đa bánh kẹo, hoa quả sấy, nước ép hoa quả; Thức chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn

Bên cạnh đó cần phải tăng cường thể lực, trung bình mỗi ngày nên tập 30 phút thể dục thể thao. Đối với người công việc phải ngồi nhiều sau 30 phút nên đứng dậy đi lại.

 

Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang