4 điểm cần thay đổi
Theo phân tích của TS.BS Trần Tuấn, giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển Cộng đồng (RTCCD), Liên hiệp các hôi khoa học và Kỹ thuật Việt nam; Thành viên nhóm tư vấn độc lập phát triển chiến lược tổng thể phòng chống hiệu quả dịch COVID-19, Bộ Y tế, để chuẩn bị cho việc sống chung với virus SARS-CoV-2 được an toàn, thứ nhất Chính phủ cần chỉnh đốn lại hệ thống giám sát dịch. Hiện nay quan điểm của nước ta là dịch nơi nào thì khoanh vùng, dập dịch mình nơi đó, không được phong tỏa tràn lan như trước, nhưng muốn đạt hiệu quả cao thì hệ thống giám sát dịch phải hiệu quả hơn bây giờ. Mà hệ thống này phải được kết hợp giữa người dân và các cơ sở y tế.
Bước đầu tiên rất cơ bản chính là thực hiện 1 trong 5 quy định 5K của Bộ Y tế, tức là khai báo y tế, sử dụng công nghệ thông tin cập nhật các thông tin cần thiết, dùng thông tin những trường hợp nghi ngờ này. Lúc đó mới định hướng nên xét nghiệm hay không chứ không làm xét nghiệm tràn lan như bây giờ.
Điểm thứ 2 là cần tạo ra kế hoạch chống dịch mang tính tổng thể xét đến hiệu quả. Tổng thể nghĩa là gì tức là tất cả mọi người, mọi thành phần cùng tham gia chống dịch. Chúng ta nói là thế nhưng để thực hiện được thì cần có kế hoạch cụ thể, cả các cấp cùng đồng hành. Muốn làm được điều đó thì cần có các nhóm chuyên gia đưa ra và phát triển cách làm mẫu rồi từ đó các cơ sở lấy đó để thực thi.
Điểm thứ 3 để có thể sống chung với biến thể Delta như hiện nay một cách lâu dài, thì bắt buộc hệ thống thông tin truyền thông phải được quản lý một cách khách quan, như hiện nay vẫn mang tính thương mại hóa rất nhiều. Việc thương mại hóa thông tin sẽ dẫn đến việc thương mại hóa trong vấn đề chăm sóc.
Điểm thứ 4 muốn sống an toàn cần phải tiếp cận với những thông tin khoa học trên thế giới, những bài học ở các nước trên thế giới chúng ta nên tham khảo, rút kinh nghiệm cho tình hình hiện tại ở Việt Nam.
Nếu làm được những điều trên thì chúng ta sẽ sống chung được với virus an toàn mà không bị lo âu.
Về phía người dân, chúng ta không chỉ phải sống chung với virus SARS-CoV-2, mà chúng ta còn phải sống chung với rất rất nhiều loại virus khác. Vì thế nên chúng ta phải cần cập nhật thông tin về virus này, và chúng ta nên tuân thủ những quy định an toàn từ các cơ quan chức năng. Đặc biệt, người dân nên sẵn sàng chấp nhận cuộc sống của chúng ta sẽ có con virus này "bám" theo. Muốn sống an toàn thì cần phụ thuộc vào "năng lực đương đầu" với mầm bệnh của mỗi người.
Việc xác định sống chung với virus SARS-CoV-2 là điều tất yếu mỗi người dân nên chuẩn bị tâm lý.
Các từ khóa chính về dịch COVID-19 để sống an toàn
Theo TS. BS. Phạm Nguyên Quý, Khoa Ung thư nội khoa, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren, Đại học Kyoto, Nhật Bản, Đồng sáng lập Dự án Y học cộng đồng, qua 2 năm vừa qua, nhìn nhận về dịch COVID-19 bác sĩ Qúy thâu tóm được những từ khóa rất chung về dịch. Như để sống chung với virus này, chúng ta cần tăng hiểu biết, yêu thương nhau nhiều hơn thay vì kỳ thị, sợ hãi, xa lánh nhau.
TS.BS Vũ Thị Thu Nga, từ Liên minh vận động phát triển chính sách y tế dựa trên bằng chứng khoa học (EBHPD), nguyên giảng viên đại học Y Hà nội, TS dịch tễ học từ đại học New SouthWales Australia, nhận mạnh lại rằng, mặc dù vaccine không hoàn toàn thay đổi cục diện, nhưng vaccine giúp tỉ lệ nhiễm và tỉ lệ tử vong giảm một cách đáng kể. Chúng ta thấy rằng virus sẽ có thể biến đổi không ngừng thành những chủng mới nguy hiểm hơn. Và việc tiêm vaccine tạo miễn dịch là điều hoàn toàn cần thiết.
Việc này phụ thuộc vào nhà nước cần có kế hoạch dài hơi trong việc tiêm vaccine, thậm chí là việc bổ sung ngân sách tiêm vaccine cho những nhóm người nguy cơ nhiễm cao. Đặc biệt là việc cung ứng vaccine hàng năm cho người dân.
Theo soha.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.