Tuy nhiên có một số loại bệnh rất khó phát hiện, nhất là sau khi trẻ ngủ, có một số những hành động của trẻ có thể là tín hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ không tốt, nếu cha mẹ phát hiện kịp thời có thể được điều trị sớm một số bệnh.
5 biểu hiện của trẻ khi ngủ dưới đây cho thấy lá lách và dạ dày đang "kêu cứu", có thể trẻ đang mắc phải chứng đầy bụng, khó tiêu:
1. Trẻ thay đổi tư thế ngủ liên tục
Vì dỗ trẻ ngủ rất khó, nên sau mỗi lần con ngủ say, người mẹ nào cũng thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, sau khi trẻ ngủ say, nếu mẹ phát hiện trẻ thường xuyên thay đổi tư thế ngủ, một lúc nằm ngửa, một lúc nằm nghiêng, có lúc nằm sấp, có lúc lại cuộn tròn. Tuy nhiên, cha mẹ vạn lần không được bỏ qua tình trạng này, đây có thể là "tín hiệu cầu cứu" của lá lách và dạ dày, trẻ cơ thể bị tích tụ thức ăn, chướng bụng gây nên sự khó chịu. Vì vậy, khi phát hiện ra tình trạng này thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám.
2. Đổ mồ hôi nhiều sau khi ngủ
Khi ngủ ai cũng đổ mồ hôi, nhất là vào mùa hè nóng nực, tình trạng mất nước diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, bình thường vào mùa hè, trước tiên mọi người đều sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong phòng trước khi đi ngủ, đến khi cảm thấy nhiệt độ phù hợp giúp cơ thể thoải mái nhất. Tuy nhiên, trẻ sau khi ngủ, mặc dù nhiệt độ trong phòng rất thích hợp, nhưng tóc, quần áo, gối của trẻ vẫn ướt đẫm mồ hôi, lúc này cha mẹ cần phải cảnh giác các bệnh về lá lách và dạ dày của trẻ.
3. Nghiến răng thường xuyên khi ngủ
Khi trẻ bước vào giấc ngủ sâu, nếu trẻ có tật nghiến răng, cha mẹ nhất định phải chú ý, trẻ nghiến răng thường xuyên không phải là việc tốt, nó thể hiện cơ quan nội tạng trẻ không khỏe. Để giảm bớt triệu chứng nghiến răng của trẻ, khi chuẩn bị bữa tối cha mẹ không được cho trẻ ăn quá no, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
4. Ngày nào cũng chảy nước dãi khi ngủ
Một số trẻ nói khi ngủ mơ thấy đùi gà và bánh sô-cô-la ngon lành nên đã chảy nước dãi. Nhưng ngày nào cũng chảy nước dãi khi ngủ cũng là một loại "tín hiệu cầu cứu" từ lá lách và dạ dày của trẻ, nó cho thấy trẻ bị chứng khó tiêu.
Chảy nước dãi có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đối với trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng do các cơ quan trong cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, sự phát triển của từng cơ quan chưa hoàn thiện, trẻ thường bị chảy nước dãi khi ngủ. Nhưng với trẻ lớn hơn vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng này thì có thể thức ăn trẻ ăn vào bị ảnh hưởng, gây nhiễm trùng lá lách và dạ dày. Do đó, khi trẻ lớn bị chảy nước dãi thường xuyên khi ngủ, cha mẹ phải hết sức lưu ý.
5. Trẻ bị hôi miệng sau khi ngủ dậy
Mỗi sáng ngủ dậy thấy trong miệng có mùi hôi đặc biệt thì đây là biểu hiện của bệnh hôi miệng. Hôi miệng còn được chia thành hôi miệng sinh lý và hôi miệng bệnh lý. Hôi miệng sinh lý là do lượng nước bọt tiết ra trong miệng sau khi đi ngủ về đêm, do các chất cặn bã thức ăn chưa được làm sạch, sáng hôm sau ngủ dậy sẽ xuất hiện tình trạng hôi miệng nhưng sẽ nhanh chóng biến mất. Còn lại là hôi miệng bệnh lý, là tín hiệu "báo động" do dạ dày và ruột có bất thường, nên khi trẻ ngủ dậy buổi sáng có mùi chua đặc biệt trong miệng.
Nếu phát hiện thấy con thường xuyên có 1 trong các dấu hiệu trên trong một thời gian dài, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ thăm khám.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.