5 dấu hiệu tưởng "bình thường nhưng lại bất thường", tương lai con có thể bất ổn nếu bố mẹ không kịp phát hiện sớm

Những hành động tưởng chừng vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo động trẻ đang có những bất ổn về mặt tâm lý.

1. Trẻ quá kén chọn đồ ăn

Khi được bố mẹ mua hoặc nấu món gì đó cho ăn, nhiều đứa trẻ thường từ chối bởi không hợp khẩu vị hoặc vì no quá. Nếu thỉnh thoảng con chê đồ ăn thì là điều bình thường. Trong trường hợp, điều này xảy ra quá thường xuyên thì có thể trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý.

Theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ công bố vào năm 2015: Những đứa trẻ quá kén ăn có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần những đứa trẻ bình thường khác. Theo đó, 14% đến 20% phụ huynh phàn nàn rằng con họ (từ 3 - 5 tuổi) "sợ hãi" nhiều loại thức ăn. Và sự kén ăn của trẻ nếu đạt đến mức quá độ dễ dẫn đến những biểu hiện của bệnh trầm cảm sau này.

5 dấu hiệu tưởng

Sự kén ăn của trẻ nếu đạt đến mức quá độ dễ dẫn đến những biểu hiện của bệnh trầm cảm sau này (Ảnh minh họa).

2. Trẻ quá nhạy cảm với trang phục hàng ngày

Càng lớn, trẻ càng để ý hơn đến vấn đề ngoại hình, trang phục. Nhiều khi trẻ từ chối trang phục bố mẹ mua, chọn lựa cho bởi không thích màu sắc, kiểu dáng. Đôi khi trẻ từ chối chiếc mũ mẹ đưa cho bởi sợ làm hỏng kiểu tóc của mình, hoặc sợ các bạn chê cười mặc đồ lỗi mốt,... 

Tất nhiên việc trẻ điệu đà, thích ăn mặc đẹp là bình thường. Nhưng nếu trẻ quá để ý đến cách ăn mặc, lúc nào cũng sợ người khác đánh giá về bề ngoại của mình thì lại là một dấu hiểu bất ổn về tâm lý. Lo lắng thái quá có thể là biểu hiện của chứng Rối loạn xử lý cảm giác.

3. Trẻ "nghiện" đồ công nghệ

Ngày nay, điện thoại, iPad chẳng khác gì "liều thuốc gây nghiện" cực mạnh với trẻ nhỏ. Nhiều đứa trẻ nghịch điện thoại đến quên ăn quên ngủ, quên luôn cả mọi người xung quanh. 

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh còn coi điện thoại, iPad như một "bảo mẫu" để trông trẻ, giúp mình có thể rảnh tay làm những công việc khác. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, điều này cực kỳ gây hại, ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ. 

Để cai nghiện đồ công nghệ cho con, bố mẹ hãy tích cực dành thời gian trò chuyện, cùng con chơi đùa, đọc sách. Như vậy con không chỉ tránh xa điện thoại, iPad mà còn có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mềm bổ ích.

5 dấu hiệu tưởng

Để cai nghiện đồ công nghệ cho con, bố mẹ hãy tích cực dành thời gian trò chuyện, cùng con chơi đùa, đọc sách (Ảnh minh họa).

4. Trẻ thường xuyên đòi mua đồ chơi mới

Những giọt nước mắt lăn dài và ánh mắt ngây thơ vô tội của con trẻ là điều dễ làm mủi lòng bố mẹ nhất. Cũng vì vậy, bố mẹ sẵn sàng mua bất kỳ món đồ chơi nào con muốn và coi đó là chuyện hết sức bình thường, bởi "trẻ con lúc nào chẳng đòi hỏi".

Tuy nhiên theo Nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga - Lyudmila Petranovskaya: Việc trẻ thường xuyên đòi mua đồ chơi mới là dấu hiệu không tốt. Theo đó, trong cuộc sống hàng ngày bố mẹ có thể xảy ra tranh cãi về tiền bạc trước mặt con trẻ, thậm chí vô tình đổ lỗi cho con. Chẳng hạn như: "Vì phải nuôi con tốn kém nên bố mẹ mới thiếu hụt tiền", "Tháng này đóng tiền học phí cho con tốn kém quá",...

Dần dần trẻ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, luôn lo sợ cuộc sống gia đình thốn thiếu. Trẻ không biết làm thế nào để khỏa lấp được những thiếu thốn đó. Đòi hỏi đồ chơi mới đôi khi chỉ là phép thử để xem rằng bố mẹ liệu có đang thiếu tiền, tài chính gia đình có đang ổn thỏa hay không?

Thay vì mua những món đồ chơi đắt đỏ mà con đòi hỏi, bố mẹ hãy thường xuyên tặng cho con những món đồ chơi nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa. Điều này cho thấy bố mẹ vẫn có thể lo cho con và con cũng luôn được quan tâm đầy đủ. 

5 dấu hiệu tưởng
 

5. Trẻ quá tò mò về mọi thứ

Vui mừng vì con đặt nhiều câu hỏi, đam mê khám phá mọi thứ xung quanh là điều phụ huynh nào cũng có. 

Ở độ tuổi mới lớn, trẻ thường tò mò về mọi thứ xung quanh mình và luôn đặt ra một loạt câu hỏi cho bố mẹ. Việc con muốn khám phá tri thức là tốt nhưng nếu con hỏi quá nhiều thì bố mẹ cũng cần lưu tâm. 

Bởi có thể trẻ đã tiếp cận quá nhiều thông tin từ các nguồn trên Internet và nảy sinh tò mò. Thông tin trên mạng ngày càng tràn lan và mất kiểm soát. Có những thông tin, hình ảnh chắc chắn không dành cho trẻ nhỏ. 

"Nếu ngày tận thế đến thật thì sao" hay "Khủng bố là gì" không phải là những câu hỏi nên xuất hiện từ những đứa trẻ. Phụ huynh hãy thừ tìm hiểu xem con đang lo lắng hay khó chịu điều gì, cùng chia sẻ và giúp con gỡ nút thắt.

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/5-dau-hieu-tuong-binh-thuong-nhung-lai-bat-thuong-tuong-lai-con-co-the-bat-on-neu-bo-me-khong-kip-phat-hien-som-162201110214006375.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang