5 lưu ý khi mẹ giặt tã vải cho con 

(lamchame.vn) - Bên cạnh tã giấy cho bé đang phổ biến nhất hiện nay thì tã vải cũng được nhiều mẹ ưa chuộng vì có thể sử dụng và giặt bình thường như quần áo bé mặc hàng ngày. Vì chất liệu hoàn toàn bằng vải tự nhiên nên rất dễ giặt. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết giặt như thế nào cho đúng cách.

1. Những chỉ dẫn chung
Mẹ nên lưu ý giặt tã vải tách biệt với các quần áo khác nhé. Bạn có thể giặt chung các loại tã, trừ khi sản phẩm có hướng dẫn giặt riêng. Bạn cũng đừng nhồi nhét vào máy giặt bởi vì tã sẽ không được sạch và lực ma sát sẽ làm cái sợi vải bị xù. Đối với hầu hết các máy giặt, bạn chỉ nên bỏ vào tối đa 24 tã.

Các loại tã khác nhau được làm từ những chất vải riêng biệt, tương ứng với những mức nhiệt độ nước khác nhau. Bạn nên tham khảo hướng dẫn giặt của từng loại tã cụ thể. Ví dụ tã bông nên được giặt bằng nước ấm nhưng các loại tã có lớp ngoài chống thấm lại cần giặt với nước lạnh vì nhiệt độ làm chúng mau hỏng.

Nên lưu ý là tã cần được xả và vắt kỹ hoàn toàn khỏi xà bông và các chất giặt tẩy. Nếu cần thiết, bạn có thể xả lại một nữa.

Khi lấy ra khỏi máy giặt, tã cần phải sạch và không có mùi. Nếu vẫn còn mùi, cho dù là nhẹ thôi thì bạn cũng nên giặt lại. Nguyên nhân gây mùi là do tã chứa vi khuẩn bám lâu có thể gây kích ứng da bé hoặc làm hăm tã.

 

2. Sấy tã bằng máy
Nếu máy giặt có chức năng sấy, bạn cần kiểm tra các miếng dán có gai trước khi khởi động chế độ sấy để tránh việc tã bị dính vào nhau hoặc làm hư tã. Nên tham khảo hướng dẫn khi sấy khô tã bởi vì một số loại có thể không chịu được nhiệt độ sấy cao.

3. Làm khô tự nhiên
Phơi khô tã là một lựa chọn tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Ánh sáng mặt trời có thể giúp làm tã vải trắng sáng hơn. Ngoài ra, để tã được mềm mại sau khi phơi, bạn nên phơi tã khi trời có gió, vào buổi sáng sớm, xế chiều hoặc phơi trong nhà.

4. Lịch trình giặt giũ
Sau một thời gian “bị vây hãm” với những chiếc tã bẩn, bạn sẽ thấy việc giặt tã cách ngày là hợp lý. Với cách này thì bạn không phải giặt giũ hàng ngày và giúp kiểm soát được mùi hôi bởi tã bẩn thường bốc mùi nếu bạn để cách vài ngày mà không giặt.

Dưới đây là một vài ước tính mà bạn có thể dựa vào để tính toán lượng tã trước khi đem giặt.
•    Bé sơ sinh: 12 – 18 tã/ ngày (giặt 1 – 2 lần nếu giặt cách ngày)
•    Bé từ 6 – 18 tháng tuổi: 12 tã/ ngày (giặt 1 lần nếu giặt cách ngày)
•    Bé từ 18 tháng tuổi trở lên: 9 tã/ ngày (giặt 1 lần nếu giặt cách ngày)
•    Bé đang trong tuổi tập ngồi bô: 3 – 6 tã/ ngày (giặt 1 lần nếu giặt cách ngày)

5. Ko dùng chất tẩy quần áo để tẩy chất bẩn trên tã vải, bỉm vải
Sau một thời gian dài sử dụng, mặt trong của tã có thể bị xỉn màu hoặc ố vàng. Một số mẹ cho rằng sử dụng chất tẩy quần áo như Javen có thể khiến cho tã lấy lại màu sắc tươi sáng và trông mới hơn, song song loại bỏ các vi khuẩn còn bám trên tã vải. Thực tế là các mẹ không cần dùng đến chất tẩy vải gì cả, vì ánh sáng mặt trời có thể là “chất tẩy tự nhiên tốt nhất”, ánh sáng mặt trời diệt khuẩn rất tốt, tạo điều kiện cho tã cũng như quần áo của bé được sạch khuẩn. Bạn không cần thiết phải dùng thêm chất tẩy rửa chi tốn kém.

 

Cách tốt nhất để giữ cho tã vải không bị xỉn màu hoặc đổ màu, bạn nên giặt bỉm vải trong vòng 18 – 24 tiếng sau khi thay tã. Để bỉm vải bẩn càng lâu thì tã vải càng nhanh bị cũ và ammoniac thấm lâu càng khiến tã vải bị ăn mòn và mất độ bền.

Các bạn vừa xem qua hướng dẫn chi tiết giặt tã vải cho bé đúng cách nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ. Làn da của bé rất nhạy cảm vì vậy vấn đề vệ sinh đúng cách những đồ dùng cho bé là rất quan trọng, giúp bé khỏe mạnh. 

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang