Trừng phạt thể xác là một phương pháp phổ biến được sử dụng để giáo dục trẻ con hư hoặc không vâng lời. Một số cha mẹ không ngần ngại việc đánh đòn con cái, và họ sẽ sử dụng bất cứ thứ gì có thể tìm thấy như thắt lưng để đánh con. Mặc dù có thể cha mẹ nghĩ đã đưa con mình đi đúng hướng và tin rằng hành động của mình là vô hại, thế nhưng nghiên cứu cho thấy rằng nó không chỉ gây hại cho trẻ mà cũng chẳng có tác dụng giáo dục gì hết?
1. Đánh đòn không có tác dụng dạy dỗ và chỉ làm cho vấn đề tồi tệ hơn
Đánh đòn con không hề có tác dụng như cha mẹ vẫn nghĩ.
Con cái đôi khi rất cứng đầu và sự kiên nhẫn của cha mẹ cũng có giới hạn, nhưng khi dùng đến việc đánh đòn thì cha mẹ cũng không giải quyết được gì. Nghiên cứu cho thấy rằng bạo lực không có tác dụng lâu dài để kỷ luật một đứa trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên giải thích cho con cái là chúng sai ở chỗ nào thay vì đánh mắng. Đòn roi chỉ là cách tạm thời để dừng các hành động của trẻ lại mà thôi.
2. Đây là một cách lạm dụng con cái không hơn không kém
Nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp lạm dụng trẻ em bắt đầu bằng việc đánh đòn. Cha mẹ thường có xu hướng tăng mức độ hình phạt thể xác vào các lần tiếp theo nếu con cái không cư xử đúng mực. Mỗi lần làm vậy cha mẹ lại mong đợi nó có hiệu lực, nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Kết quả là cha mẹ cứ không ngừng sử dụng vũ lực và sẽ không thể biết được là mình đã lạm dụng con cái đến mức nào.
3. Đánh đập khiến trẻ trở nên cáu bẳn và nóng giận hơn
Bị ăn đòn nhiều khiến trẻ sau này trở nên cáu giận hơn (Ảnh minh họa).
Trẻ em bị trừng phạt về thể xác trong suốt thời thơ ấu có xu hướng sử dụng bạo lực đối với con cái và bạn đời của chúng. Thậm chí trẻ còn có nguy cơ cao trở thành người vi phạm pháp luật. Lời nói của cha mẹ có thể thuyết phục được con cái, nhưng hành động của chúng ta còn có tác động lớn hơn nhiều. Nếu cha mẹ sử dụng cái tát để giải quyết một cuộc xung đột, thì đó là những gì đứa trẻ sẽ học và làm theo.
4. Con cái có thể bị trầm cảm
Chắc chắn cha mẹ không ngờ sử dụng bạo lực có thể khiến trẻ rơi vào trầm cảm.
Nếu bạn đời của bạn đánh bạn, bạn có nghĩ người ấy còn yêu mình không? Điều tương tự này cũng xảy ra với một đứa trẻ. Trẻ sẽ bắt đầu nghi ngờ về tình cảm của bố mẹ mình nếu bị bố mẹ áp dụng những hình phạt thể xác. Chúng sẽ bắt đầu cảm thấy không được yêu thương và có thể bị trầm cảm. Điều này thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
5. Khiến trẻ lâm bệnh
Liên tục chứng kiến bạo lực có thể khiến trẻ căng thẳng đến mức làm suy giảm hệ thống miễn dịch và khiến trẻ trở nên dễ mắc bệnh hơn. Trong trường hợp trẻ bị tình trạng sức khỏe nghiêm trọng thì mọi việc càng trở nên tồi tệ.
Thay vì đánh con cha mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý dưới đây:
Bạn đang mất kiên nhẫn
Hãy xem xét lại những kỳ vọng của mình và tự hỏi bản thân xem hành vi của con cái có phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ hay không? Điều này có thể trì hoãn sự cáu giận và giúp bạn suy nghĩ về sự việc với một thái độ nhân từ hơn nhiều.
Bạn liên tục yêu cầu con cái hãy cư xử ngoan ngoãn, nhưng chúng không vâng lời
Đừng mặc định rằng con cái sẽ tự nhận ra lỗi sai của mình. Hãy nói rõ ràng ra cho chúng hiểu là đang sai ở đâu và tại sao?
Con bạn đang nổi giận
Hình phạt time-out rất thích hợp để áp dụng mỗi khi nổi nóng và mất kiểm soát.
Lúc này cha mẹ có thể áp dụng hình phạt time-out. Bình tĩnh đưa con đến một nơi yên tĩnh và giải thích lý do tại sao hành vi của chúng không được chấp nhận. Sau đó nói với con rằng chúng có thể quay lại trò chơi của mình sau khi đã bình tĩnh lại và chờ trong 2 phút. Nếu con tranh cãi hoặc la hét lại, hãy bắt đầu đếm ngược 2 phút nữa.
Con bạn sắp mất kiểm soát
Khi những đứa trẻ sắp mất kiểm soát bản thân, cha mẹ mà nổi đóa theo chỉ làm tình hình xấu đi. Hãy giữ bình tĩnh, giao tiếp bằng mắt và hạ thấp giọng nói của bạn. Việc giữ bình tĩnh có thể giúp giải quyết mọi chuyện.
Con cái không muốn lắng nghe bạn
Hãy cho con thấy hậu quả của những hành vi sai trái đó, miễn là không gây tổn thương gì đến con. Chắc chắn chúng sẽ rút ra được bài học từ những sai lầm của mình.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.