1. Dạy trẻ ai cũng biết chào hỏi
Bố mẹ nên nói cho trẻ biết hành động chào hỏi là sự lễ phép và trẻ sẽ được hoan hô, khen ngợi |
Nhiều phụ huynh đã dạy con chào hỏi mọi người từ khi con còn nhỏ nhưng đôi khi cha mẹ chỉ tập cho trẻ thói quen chào người lạ mà cảm thấy không cần thiết với những người đã quá thân quen. Điều này là một sai lầm lớn. Khi bạn không để trẻ tập được thói quen chào hỏi khi gặp người quen thì khi lớn lên có thể khiến trẻ thiếu sự tôn trọng với họ. Bé sẽ thấy người đó đã quá quen thuộc rồi thì muốn làm sao cũng được. Chính vì vậy, bạn nên giúp trẻ hình thành phép lịch sự chào hỏi bất cứ ai mà trẻ gặp.
Bố mẹ nên nói cho trẻ biết hành động chào hỏi là sự lễ phép và trẻ sẽ được hoan hô, khen ngợi. Nếu con có tính cách nhút nhát, có phần hướng nội thì bố mẹ cũng không nên vội vàng ép trẻ vào khuôn khổ nề nếp. Hãy đưa trẻ ra ngoài gặp nhiều người, bạn làm gương chào hỏi trước, sau đó nhẹ nhàng khuyến khích trẻ cũng chào hỏi đối phương như bạn. Sau một thời gian, trẻ sẽ hình thành thói quen biết chào hỏi mà không cần để người lớn nhắc nhở.
2. Dạy trẻ chú ý lời nói và hành động ở nơi công cộng
Khi thấy trẻ có lời nói hay hành động không đúng đắn ạn nên giữ trẻ bên mình và nhẹ nhàng giải thích với trẻ rằng điều đó là không tốt |
Đây là thói quen cha mẹ phải rèn con từ sớm. Nhiều bố mẹ chiều con mà để trẻ vô tư có những hành động thái quá, ảnh hưởng đến người xung quanh ở nơi công cộng. Khi thấy trẻ có lời nói hay hành động không đúng đắn, thậm chí gây phiền hà cho người khác, bạn nên giữ trẻ bên mình và nhẹ nhàng giải thích với trẻ rằng điều đó là không tốt, là không ngoan và sẽ bị chê cười. Những nhắc nhở nhẹ nhàng, kiên nhẫn của bạn sẽ giúp trẻ ngày càng nhận thức được lời ăn tiếng nói và cử chỉ của mình.
3. Dạy con khi đến nhà người khác không được nghịch ngợm và tùy tiện lấy đồ
Hãy giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì |
Trẻ con vốn rất nghịch ngợm và hiếu kỳ đối với mọi đồ vật hay sự việc xung quanh. Nhưng không vì thế mà bạn để trẻ vô tư chạy lung tung hay sờ nắm, thậm chí làm hỏng đồ đạc nhà người khác, bất kể đó là nhà người lạ hay người thân quen. Những lúc này, bạn nên ngăn hành động của trẻ lại, và giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì.
4. Dạy trẻ không nên nói xấu sau lưng người khác
Nói xấu sau lưng người khác hoặc kể lể khiếm khuyết hay bí mật của ai đó có thể khiến trẻ thành thói quen |
Nói xấu sau lưng người khác hoặc kể lể khiếm khuyết hay bí mật của ai đó có thể khiến trẻ thành thói quen. Sau khi trưởng thành, trẻ sẽ trở thành người chỉ biết nhìn vào khuyết điểm của người xung quanh, thậm chí có tư tưởng khinh thường, đố kỵ. Do đó, ngay khi trẻ còn nhỏ, bạn nên nhẫn nại giảng giải để trẻ hiểu hành động đó là không tốt. Bạn có thể khuyến khích trẻ tìm thấy những ưu điểm của người khác, lấy đó làm gương học tập.
5. Dạy trẻ làm sai phải xin lỗi hoặc nếu bị phạm lỗi cũng có quyền yêu cầu người khác xin lỗi mình
Khi trẻ phạm lỗi, bạn cần dạy trẻ thói quen dũng cảm nhận lỗi và thành khẩn cải thiện |
Khi trẻ phạm lỗi, bạn cần dạy trẻ thói quen dũng cảm nhận lỗi và thành khẩn cải thiện. Ngược lại, bạn cũng phải cho trẻ hiểu rằng trẻ cũng có quyền được người khác xin lỗi nếu trẻ bị ức hiếp hay ngược đãi. Muốn tập cho trẻ nguyên tắc ứng xử lành mạnh này, trước hết bạn phải là người làm gương thật tốt.
Xem thêm: Những lưu ý vàng trong phong thủy phòng học để giúp con học tốt hơn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.