5 sự thật kì lạ về trẻ sơ sinh chắc chắc sẽ không ai nói cho bạn biết

Dù là những thứ ít người biết nhưng lại thường khiến rất nhiều ông bố bà mẹ mới phát hoảng và lo lắng.

Hầu hết các ông bố bà mẹ đều tìm hiểu, đọc sách rất nhiều để chuẩn bị cho em bé chào đời, nhưng vẫn sẽ có rất nhiều những điều mới lạ không ngờ đến. Hiểu được điều này, bác sĩ nhi Alix Bacon đến từ Vancouver, Canada đã "tiết lộ" những sự thật kì lạ nhưng chắc chắn bố mẹ sẽ phải bắt gặp trong những tiếng, những ngày và tuần đầu sau khi bé chào đời.

5 sự thật kì lạ về trẻ sơ sinh chắc chắc sẽ không ai nói cho bạn biết - Ảnh 1.

Dù có chuẩn bị kĩ càng đến đâu thì vẫn sẽ có rất nhiều những điều mới lạ không ngờ đến (Ảnh minh họa).

1. Phân của bé

Đây là vấn đề rất nhiều bố mẹ quan tâm và thắc mắc. Không giống như chúng ta vẫn thường nghĩ, phân của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu không phải là dịch rỉ đen như hắc ín hay phân su. Sau đó, phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu và "rất ướt", giống như mù tạt. Nó ở dạng lỏng chứ không rắn và đôi khi có cả những hạt lấm tấm. Đây không phải là do tiêu chảy mà chỉ là do đường tiêu hóa hoạt động quá mạnh mẽ của em bé.

Bác sĩ Alix cho biết điều đáng lo ngại nhất là phân không có màu: Phân có màu trắng hoặc trắng đục có thể là dấu hiệu của vấn đề về gan và cần được bác sĩ kiểm tra nếu tình trạng này tiếp diễn trên 2 lần liên tiếp.

2. Ngực và kinh nguyệt giả

Trẻ sơ sinh, dù là bé trai hay bé gái có thể có tình trạng phần ngực bị hơi to, nhìn giống như bị sưng; thậm chí ở một số bé, núm vú có thể sẽ nổi lên rõ rệt. Đây phần lớn là dấu hiệu sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân là do bé tiếp xúc với kích thích tố của mẹ từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Đây chính là các kích thích tố này cũng làm ngực mẹ bầu to lên, kích thích các tuyến sữa. Thông thường vài tuần hoặc tới vài tháng khi bé không tiếp xúc với các hormone từ cơ thể mẹ nữa, các mô vú bắt đầu co lại, vú không còn sưng nữa.

5 sự thật kì lạ về trẻ sơ sinh chắc chắc sẽ không ai nói cho bạn biết - Ảnh 2.
 

Ở một số bé gái, sự tăng vọt lượng hormone estrogen của mẹ trong tử cung khi còn nằm trong bụng mẹ, và sau khi chào đời lại bị giảm nhanh chóng khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra và xuất hiện kinh nguyệt giả. Nó gây ra hiện tượng "chảy máu rút" tương tự như một giai đoạn nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành. Điều này hoàn toàn vô hại và bình thường. Hiện tượng này xảy ra trong vòng một đến hai tuần đầu tiên, phổ biến nhất vào ngày thứ năm của bé gái. Do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng.

3. Những tiếng động lạ

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều và bất kì tiếng động nào cũng có thể khiến bố mẹ "phát hoảng". Bác sĩ Alix cho biết: "Trẻ sơ sinh phát ra đủ loại tiếng kêu lạ khi ngủ. Miễn là chúng không gầm gừ theo từng nhịp thở thì điều đó hoàn toàn ổn".

Dù thức hay ngủ, trẻ sơ sinh có thể có biểu hiện thở không đều trong nhiều tháng cho đến khi hệ thần kinh của chúng phát triển hoàn toàn, có thể là thở nhanh và nông, sau đó là thở sâu và thậm chí tạm dừng trong tối đa 10 giây. Tất cả những dấu hiệu này đều có thể khiến các ông bố bà mẹ mới lo lắng nhưng thực ra chúng lại hoàn toàn bình thường.

Vậy khi nào thì bố mẹ thực sự nên lo lắng? Bác sĩ Alix nói nếu lỗ mũi của em bé phập phồng hoặc bé càu nhàu theo từng nhịp thở hoặc xương sườn của bé phát ra âm thanh khi hít vào, thì có thể việc lấy oxy có vẻ đang gây nhiều khó khăn cho bé và bé đang gặp vấn đề về hô hấp.

4. Những phản xạ đột ngột

5 sự thật kì lạ về trẻ sơ sinh chắc chắc sẽ không ai nói cho bạn biết - Ảnh 3.

Phản xạ co giật sẽ khiến bé xòe rộng các ngón chân khi ta vuốt lòng bàn chân (Ảnh minh họa).

Trẻ sơ sinh có những phản xạ vô cùng ấn tượng. Phản xạ dễ nhận biết và thường thấy nhất có lẽ là giật mình hay phản xạ Moro, một loại phản ứng khi mất sự hỗ trợ khiến bé phải vung tay ra và rồi lại thu lại. "Đó có thể là phản ứng với một âm thanh hoặc cú chạm đột ngột— nhưng trẻ sơ sinh cũng có thể tự làm mình giật mình", Alix cho biết.

Chúng có phản xạ nắm mạnh mẽ, đó là lý do tại sao chúng sẽ siết chặt ngón tay của bạn đến vậy, trong khi phản xạ co giật sẽ khiến chúng xòe rộng các ngón chân khi ta vuốt lòng bàn chân. Các phản xạ ở trẻ sơ sinh mất dần và thường mất đi vào cuối tháng thứ ba.

5. Các vấn đề về da

Ngón tay và ngón chân bong tróc, viêm da tiết bã, phát ban và mụn trứng cá đều là những rắc rối thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tất cả đều thường tự khỏi, mặc dù bạn có thể nhẹ nhàng sử dụng bàn chải lông mềm để cố gắng đẩy nhanh quá trình bong tróc da trên da đầu của trẻ. Bác sĩ Alix cho biết, dưỡng ẩm là một lựa chọn khác và khuyên bố mẹ nên sử dụng dầu ăn được tự nhiên như ô liu hoặc dừa để làm dịu da khô.

Nguồn: Parent

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang