6 cách phân biệt trái cây Tàu - Việt CHUẨN NHẤT. Mẹ đảm nhớ bỏ túi kẻo đi chợ suốt mà vẫn bị mắc lừa

Các mẹ thông thái ơi vào đây chia sẻ chút kinh nghiệm bếp núc nào. Không biết các chị thế nào chứ quan điểm của em là trước khi ăn ngon là phải ăn sạch cái đã, mấy nay thấy trên mạng trôi nổi nhiều clip làm trứng giả, rau phun chất hóa chất làm em sởn cả gai ốc. Nhỡ mà rước mấy đồ ấy thì đừng hỏi tại sao ung thư các chị nhỉ!

Ra chợ mua rau thì cô nào cũng khẳng định rau nhà trồng nên thú thực em cũng hoang mang. Em tính trồng rau ở nhà ăn cho an toàn nhưng trồng bằng hộp xốp cũng chẳng được bao nhiêu. Hôm qua ra hiệu sách mua tập tô cho con Nhím, tự dưng lại tìm mua được quyển sách hay ho quá chị ạ. Không chỉ có nhiều mẹo hay trong nhà bếp mà còn hướng dẫn cụ thể cách phân biệt rau, củ Trung Quốc và Việt Nam. Em thích quá mua 3 quyển về tặng cho cả bà ngoại và bà nội Nhím luôn.

Các chị cũng bỏ túi ngay mấy mẹo hay này để chọn thực phẩm ngon, bổ, sạch cho chồng con nhé.

1. Quýt

Quýt Trung Quốc:

- Quýt Trung Quốc thường có hình dáng đẹp, màu vàng tươi, vỏ dầy và kích thướng đồng đều hơn nhiều so với quýt Việt Nam.
- Khi bóc ra, đầu múi thường hay bị khô, xốp, không được mọng nước.
- Do được tiêm nhiều hóa chất bảo quản nên quýt Trung Quốc ngọt đậm, có vị đắng, thậm chí nhiều quả ngoài tươi ngon nhưng khi bóc ra các múi bị chín nhũn, có mùi hắc từ hóa chất, đôi khi bị mốc xanh.

120

Quýt Việt Nam:

Quýt Việt Nam có vị thanh nhẹ, chua ngọt dịu, hương thơm tự nhiên.
Đối với quýt trồng tại Lạng Sơn có quả tròn hoặc dẹt, vỏ mỏng, vị ngọt thanh. Còn quýt đường trồng ở Nam Bộ quả hình cầu, vỏ rất mỏng, màu xanh, nhiều nước và vị ngon ngọt.

2. Cam
Cam Trung Quốc:

- Cam Trung Quốc quả nhỏ, có vỏ ngoài màu xanh, nhẵn bóng láng mịn, không có hạt.
- Ruột có màu vàng chanh, cùi hơi nhạt màu, tép cam rất mọng nước, múi không có hạt.
- Khi ăn, có thể bóc vỏ hoặc bổ múi, vắt nước uống và không thấy mùi thơm hoặc vị ngọt nhưng mùi lại hơi ủng.

Cam Việt Nam:

- Cam Việt Nam có vỏ sần sùi và dày vỏ, vỏ hay bị nám và xấu hơn.
- Tép cam bên trong rất mọng nước, màu vàng, ăn có vị ngọt nhưng không phải ngọt gắt, múi rất nhiều hạt.
- Vỏ cam rất khó bóc, khi ăn thường phải bổ múi hoặc bổ đôi vắt nước.

3. Quả hồng

Hồng Việt Nam có ngoại hình xấu hơn hồng Trung Quốc, có màu nhạt, nhẵn hơn trong khi hồng Trung Quốc có màu đỏ cam.

216

4. Quả lựu

Đặc điểm lựu Trung Quốc:

- Kích thước lớn chừng bát ăn cơm, vỏ ngoài mịn, tròn và căng bóng. Màu của vỏ thường trắng hồng.
- Hạt lựu Trung Quốc thường đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau, thường không mùi hoặc mùi của hoá chất.

Lựu Việt Nam:

- Lựu Việt Nam thường nhỏ, da sần sùi hoặc bị nám, hình dạng không tròn trịa, không đều nhau.
- Hạt lựu Việt Nam thường có màu hồng tươi, ăn có vị chua dịu và mùi thơm thanh.
- Lựu Việt Nam có ít và thời gian bán thường không kéo dài.

5. Táo

Táo Trung Quốc có màu hồng phấn, nhạt, khá nhỏ hơn so với táo Việt Nam.

anh-9

6. Nho

Đặc điểm nho Trung Quốc:

Nho đỏ: quả to, tròn gấp đôi nho Việt Nam. Quả nho có màu chín đỏ nhạt, trên vỏ thường có những vết lốm đốm màu trắng. Nho Trung Quốc có vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Các trái nho trong cùng một chùm thường rời rạc. Nếu nho Trung Quốc trong tủ lạnh, sau khi bỏ ra ngoài sẽ trở nên bở và nhão, mùi vị kém hấp dẫn.

Nho xanh: Vỏ quả mỏng hơn, không có hạt, nho có vị ngọt gắt, đầu cuống thường bị thâm. Khi dùng tay ấn nhẹ thì thấy trái nhỏ mềm hơn và mọng nước.

Nho Việt Nam:

Nho đỏ Ninh Thuận: hình cầu, trái to bằng đầu ngón tay cái, vỏ rất mỏng. Khi chín, nho có màu đỏ tươi đến đỏ đậm và mang vị ngọt hài hoà với vị chua nhẹ. Chùm nho thon dài và các trái gần như khít nhau trên 1 chùm, ít rời rạc.

Nho xanh Ninh Thuận: vỏ dày, có thể màu xanh ngà vàng nhạt, thịt quả với hạt, có ngọt vị và vị chua nhẹ.

nhan-biet-8

 

Theo Sở Hữu Trí Tuệ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang