Có 7 kiểu quan tâm thái quá mà các bố mẹ Việt cần từ bỏ ngay nếu không muốn ảnh hưởng đến tâm lý của con:
1. Lúc nào cũng quan tâm đến việc ăn uống của trẻ
Đứa trẻ nào cũng vậy, cũng đều cảm thấy căng thẳng khi mẹ cứ nài nỉ ăn thêm, ăn nhanh, ăn món này món kia, tại sao con không ăn, ăn món này nè,… hàng ngàn câu hỏi được đặt ra khiến cho con cảm thấy bị bó buộc, không thoải mái trong việc ăn uống. Các bà mẹ nên tôn trọng sở thích ăn uống, để trẻ thoải mái khi ăn. Còn nếu bé chán ăn hoặc bỏ ăn thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ thay vì ép bé ăn.
2. Bắt con ăn mặc theo sở thích của bố mẹ
Nhiều cha mẹ bắt con phải theo ý bố mẹ và khi chọn đồ không cho con chọn theo ý thích của con, cha mẹ không nên xen vào quá mà không chịu tìm hiểu sở thích của con.
Cha mẹ nên đứng trên quan niệm, sở thích của con thay vì bắt con phải theo ý mình. Nên tự cho trẻ lựa chọn để trẻ không thấy quá lố mà tự tin mặc bộ đồ do chính mình chọn.
|
3. Điệp khúc làm bài tập về nhà
Trẻ học cấp 1 thì chúng ta nên thường xuyên nhắc nhở để thắt chặt quản lí bài tập về nhà của con. Nhưng khi con đã lên đến cấp 2 hoặc cấp 3 thì chúng ta không nên nhắc như thế, vì ở độ tuổi này đã tự mình kiểm soát và giải quyết được chuyện bài tập của chúng rồi. Việc ngày nào cũng lặp lại điệp khúc “làm bài tập về nhà” sẽ khiến con nhàm chán, có khi còn khiến con bực bội.
4. Tranh luận với giáo viên về điểm số của con
Việc xen vào điểm số của con là không được vì đây là chuyện của con và giáo viên. Các bà mẹ khi thấy con không đạt được điểm tốt thì ngay lập tức liên lạc với giáo viên để hỏi han và tranh luận, làm như vậy sẽ dễ khiến trẻ bị áp lực, chúng ta chỉ nên quan tâm vào kiến thức con đã học hơn là số điểm.
Những hành động mẹ đang làm sẽ khiến con nghĩ điểm số là trên tất cả nên sẽ làm mọi cách để có được bảng điểm cao và tốt. Nhưng ta nên biết rằng học tập không nằm ở điểm số mà nằm ở kiến thức con đã tiếp thu.
5. Rất hay gọi điện và nhắn tin cho con
Việc thường xuyên nhận được tin nhắn và những cú điện thoại của bố mẹ sẽ khiến con cảm thấy bị ràng buộc trong từng phút từng giây đặc biệt là trong giờ học. Làm như thế sẽ khiến bé cảm thấy bị chèn ép, bị quản thúc, có cảm giác không được bố mẹ tin tưởng nữa.
|
6. Đòi hỏi mỗi ngày con đều kể chi tiết mọi thứ
Mỗi ngày các con đều phải trả lời mẹ bằng những câu hỏi như tra tấn vậy. Hôm nay học tốt không con? Con được bao nhiêu điểm? Cô giáo có nói gì không? Buổi trưa con ăn gì?,… sẽ khiến con mệt mỏi với những câu hỏi đó.
Nếu không phải là việc quan trọng thì chúng ta không nên hỏi con quá cặn kẽ như thế, sẽ rất dễ khiến bé bị tổn thương và khó chịu, vì không thể nào trả lời từng câu từng chữ như thế được.
7. Tìm mọi cách xâm phạm quyền riêng tư của con
Cha mẹ thường có thói quen tìm là xem tất cả nhật kí cuộc gọi, tin nhắn, nhật ký, trang cá nhân hay trang mạng xã hội,… Nếu con xem mẹ là một người bạn và chia sẻ những điều thầm kín với mình thì như vậy là đã thành công. Nhưng nếu con đã muốn che giấu thì chúng ta nên tôn trọng con thay vì cứ cố gắng tìm hiểu, vì con cũng cần có thời gian riêng tư cho riêng mình.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.