1. Không biến con thành "Trung tâm vũ trụ"
Cuộc sống của nhiều ông bố, bà mẹ thường xoay quanh con cái. Nhưng vô tình, những đứa trẻ lại nghĩ rằng chúng là “trung tâm của vũ trụ”. Khi lớn lên, những đứa trẻ này chỉ biết đến mình và cho mình có quyền làm mọi thứ. Do vậy, vai trò của những ông bố, bà mẹ lúc này phải giúp trẻ tập trung vào những điều chúng có thể làm thay vì những thứ chúng đang sở hữu.
2. Không chấp nhận tâm lý thất bại của con
Bị loại khỏi đội bóng của trường hay chậm tiếp thu môn học nào đó không khiến trẻ trở thành kẻ thua cuộc. Thay vì để trẻ gặm nhấm sự đau khổ hay phóng đại sự thiếu may mắn của chúng, phụ huynh cần động viên trẻ biết biến khó khăn thành sức mạnh. Điều cha mẹ cần làm là giúp trẻ tìm ra cách để phản ứng tích cực trước mọi hoàn cảnh.
|
3. Dạy con không sợ hãi khi ra quyết định
Cha mẹ giữ con một cách thái quá sẽ làm cản đường phát triển của đứa trẻ. Bố mẹ thông thái là những người xem bản thân là người dẫn đường chứ không phải người bảo vệ. Họ cho phép con được bước ra ngoài thế giới và trải nghiệm cuộc sống, bất chấp nỗi sợ hãi của chính bản thân mình.
4. Không quá đề cao sự toàn diện
Kỳ vọng cao là tốt, nhưng kỳ vọng quá cao từ con trẻ sẽ gây phản tác dụng. Với bất cứ ai cũng không thể “mười phân vẹn mười”. Thay vì thúc ép đứa bé phải giỏi hơn tất cả mọi người, cha mẹ thông thái sẽ tập trung giúp đỡ trẻ trở thành phiên bản tốt nhất của chính bản thân mình.
5. Dạy con biết chịu trách nhiệm
Rất nhiều ông bố, bà mẹ có suy nghĩ: “Con còn bé quá chưa cần phải làm gì cả”. Nhưng những phụ huynh thông thái lại mong muốn con trẻ biết giúp đỡ bố mẹ và học được những kỹ năng cần thiết để trở thành một công dân có trách nhiệm. Họ chủ động dạy trẻ biết chịu trách nhiệm cho lựa chọn của chúng và giao cho chúng những công việc phù hợp với độ tuổi.
|
6. Cho phép con mắc sai lầm
Đứa trẻ có thể làm sai vài câu trong bài tập về nhà hoặc bị điểm kém ở một số môn học. Nhưng điều đó không sao cả. Học từ sai lầm có thể là những bài học tốt nhất trong cuộc sống. Những bố mẹ thông thái thường để trẻ làm sai, để chúng đối mặt với hậu quả tự nhiên của những sai lầm đó và rút ra bài học.
7. Không nhầm lẫn giữa kỷ luật và sự trừng phạt
Trừng phạt là khiến cho trẻ phải chịu đựng những sai lầm của chúng. Còn kỷ luật là dạy chúng biết cách để làm tốt hơn trong tương lai. Khi cha mẹ cho trẻ biết hậu quả, điều này sẽ dạy trẻ nghiêm khắc với bản thân mình hơn.
8. Không nhượng bộ cho những thói xấu
Nhượng bộ khi một đứa trẻ khóc lóc hoặc làm việc nhà thay cho chúng là cách nhanh và dễ dàng nhất. Nhưng cách đi “đường tắt” kiểu này sẽ dạy cho trẻ những thói quen xấu và không có tính kỷ luật. Mỗi khi trẻ nhõng nhẽo đều được đáp ứng sẽ khiến trẻ sử dụng thái độ này như một công cụ để đạt được mong muốn của mình. Vì vậy, việc nhân nhượng của cha mẹ vô tình tạo thói quen xấu cho con.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.