Thành thật là tốt, đặc biệt là về người yêu cũ: Họ là ai, bạn đã hẹn hò bao lâu và tại sao bạn lại chia tay,... Tất cả những điều này đều cần thiết để chia sẻ khi hai bạn ở cùng nhau. Nhưng nếu bạn kể quá nhiều về người yêu cũ, điều đó có thể ám chỉ rằng bạn đang nhớ người ta, dẫn đến việc đối tác của bạn nghi ngờ liệu bạn có thực sự yêu anh ấy/cô ấy hay không.
- Không coi trọng việc hẹn hò
Hẹn hò thực sự quan trọng để duy trì một mối quan hệ. Khi bạn không hẹn hò và không gặp nhau đủ nhiều, tình cảm có thể phai nhạt.
- Nói dối nhau
Trung thực luôn là một nền tảng vững chắc. Vì vậy, cả bạn và đối tác không nên tự phá vỡ quy tắc ngay từ đầu.
- Né tránh tranh cãi
Những cuộc tranh luận cũng quan trọng như những cái ôm và nụ hôn khi hai người ở bên nhau. Né tránh tranh luận (chỉ vì bạn nghĩ như vậy sẽ tốt hơn) có thể trở thành một lựa chọn thực sự tồi tệ.
- Không chia sẻ suy nghĩ và không dành thời gian cho nhau
Hãy luôn nói ra những gì bạn thực sự nghĩ. Trong một mối quan hệ, điều quan trọng là không chỉ lắng nghe mong muốn của đối tác mà còn cùng nhau thảo luận về mọi thứ. Bạn phải học cách giải quyết mọi việc cùng nhau.
Dù bận cách mấy, bạn cũng đừng quên ưu tiên vun vén mối quan hệ. Đặc biệt, ngay trước đám cưới, bạn rất dễ bị cuốn vào nhiều công việc. Đừng để kết nối của bạn bị mất trong sự bận rộn.
Một mối quan hệ lành mạnh cần nỗ lực từ cả hai phía. Giống như một chiếc ô tô cần được bảo dưỡng, mối quan hệ của bạn cũng vậy. Hãy chủ động đặt một buổi tối hẹn hò bình thường và ưu tiên thời gian cho nó.
Hôn nhân cũng là một sự hợp tác. Tuy nhiên, bạn không phải là đối tác trong một doanh nghiệp, mà là đối tác trong cuộc sống. Mỗi người đang mang những nền tảng, điểm mạnh, điểm yếu, ý kiến và những điều kỳ quặc khác nhau vào mối quan hệ hợp tác này. Vì thế, bạn và đối tác nên tạo điều kiện để những khác biệt đó bổ sung cho nhau, thay vì cạnh tranh nhau.
Theo goodyfeed.com