3 quy tắc nuôi dạy giúp con trẻ phát triển hạnh phúc, tự tin và có kỷ luật
(lamchame.vn) - Nghỉ hè là thiên đường của trẻ nhưng lại là ác mộng của phụ huynh. Các bậc cha mẹ hầu như đều phải đối mặt với việc con không chịu tự giác học khi ở nhà. Đa số phụ huynh đều rất hoang mang, không biết nên làm như thế nào mới tốt.
- Bố mẹ biết nói chuyện đúng cách sẽ khiến con THÔNG MINH hơn, đây là 3 bí kíp đơn giản nhưng hiệu quả, không thể bỏ qua!
- 11 kỹ năng sống mà đứa trẻ nào cũng cần được dạy: Số 6 và số 10 quan trọng hàng đầu
- Tuổi dậy thì hãy để con phải chịu 3 loại "khổ", có như vậy tương lai mới không thua kém bạn bè: Cha mẹ thương con nhưng đừng sai cách
3. Dám "sống chậm lại" thì mới có thể tạo cho trẻ thói quen tốt
Nuôi con cũng giống như dẫn ốc đi dạo vậy, đó là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Lo lắng và thúc giục thái quá sẽ chỉ làm rối loạn nhịp điệu phát triển của trẻ. Bậc cha mẹ thông thái sẽ có can đảm để "sống chậm lại" để bầu bạn cùng con.
Hãy sử dụng đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay hoặc các công cụ khác để "trực quan hóa" thời gian. Mấy giờ thức dậy, mấy giờ ăn, khi nào chơi đồ chơi, khi nào thì đọc sách,… Hãy nâng cao mục đích làm việc của trẻ, cố gắng đảm bảo tuân theo lịch trình một cách đều đặn.
Hãy để trẻ trải nghiệm những hậu quả do chậm chạp gây ra. Khi chúng đánh mất cơ hội làm điều gì đó vì sự chậm chạp của mình thì tự khắc chúng sẽ hiểu ra rằng sau này chúng nên tăng tốc độ lên. Đây là một cách rất hiệu quả và đơn giản mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng ngay lập tức, thay vì đánh mắng hay thúc giục con phải nhanh lên.
Ngoài ra, hãy tận dụng "thời kỳ nhạy cảm với trật tự" của trẻ để thiết lập những thói quen tốt cho chúng.
Ví như, bảo đứa trẻ đặt đồ chơi trở lại vị trí cũ sau khi chơi xong, những thứ chúng đã sử dụng phải được cất đúng chỗ và phân đúng loại. Vào thời kỳ nhạy cảm với trật tự này, trẻ thường sẽ dễ làm theo những yêu cầu ở trên hơn. Từ đó bồi dưỡng cho trẻ một thói quen tốt.
Một điều nữa, chính là trí nhớ và khả năng hiểu của trẻ khi nhỏ sẽ rất kém. Nên khi bạn đưa ra một loạt mệnh lệnh, ví dụ như "dọn bàn, thu dọn cặp sách, xỏ giày và nhanh chóng đi ra ngoài", thì phản ứng đầu tiên của trẻ sẽ không phải là "con cần nhanh lên" mà là "con phải làm gì đây?".
Vì vậy, hãy cố gắng đưa ra các yêu cầu thật đơn giản và rõ ràng để con có thể làm từng chút một.