4 thói quen xấu vào buổi tối gây ra khó ngủ, thức giấc nửa đêm nhưng người trẻ nào cũng mắc phải

Những rối loạn về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, tỉnh giấc lúc nửa đêm đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi.

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống và bảo vệ sức khỏe của con người. Chúng ta dành khoảng 1/3 thời gian cuộc đời cho giấc ngủ nhưng không phải ai cũng hiểu rằng chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng như là thời gian ngủ.

Trong khi đó, vì môi trường sống, công việc, sở thích cá nhân hoặc những thói quen thiếu lành mạnh mà chất lượng giấc ngủ của người trẻ ngày càng kém đi. Đặc biệt, có 4 thói quen xấu vào buổi tối gây ra khó ngủ, thức giấc nửa đêm nhưng rất nhiều người vẫn làm mà không biết, đó là:

1. Ăn tối quá muộn hoặc ăn trước khi ngủ

Thông thường, mọi người nên tránh bất kỳ thức ăn nào, ngay cả nước trước khi đi ngủ. Bởi vì khi ăn tối muộn hoặc ăn khuya thì lượng thức ăn này sẽ không kịp tiêu hóa hết trước khi đi ngủ. Lúc này, máu sẽ phải tập trung ở dạ dày để nó có thể làm việc vào thời gian đáng ra được nghỉ ngơi. Dẫn đến lượng máu cung cấp cho các tế bào và mô thần kinh trong não giảm, dễ sinh ra hưng phấn làm khó ngủ, hay thức giấc.

Ảnh minh họa

Còn nếu bạn uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, thận cần chuyển hóa nước để tạo ra một lượng lớn nước tiểu . Khi nước tiểu trong bàng quang bị lấp đầy quá mức, dù đã bước vào trạng thái ngủ, bạn rất dễ bị tỉnh giấc. Một số người trở nên thức giấc sau khi ra khỏi giường để đi tiểu và rất khó ngủ trở lại.

Đặc biệt, rối loạn giấc ngủ sẽ trầm trọng hơn nếu bạn ăn quá no hoặc ăn cay, đồ ăn nêm nếm đậm đà. Bởi vì cả hai trường hợp này đều làm tăng nguy cơ trào ngược axit và chứng ợ nóng.Từ đó khiến bạn trằn trọc ,khó ngủ, dễ tỉnh giấc và mệt mỏi khi thức dậy. Nên nếu bạn buộc phải ăn ngay trước khi đi ngủ, hãy ăn những món ít cay hơn và với khẩu phần nhỏ hơn.

2. Nghịch điện thoại trong bóng tối

Thế giới ảo trong chiếc điện thoại, máy tính chưa bao giờ bớt hấp dẫn với người trẻ tuổi. Tuy nhiên, việc nghịch các thiết bị điện tử, đặc biệt là sử dụng điện thoại trong bóng tối có thể ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ của bạn.

Một số nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối ngăn cản cơ thể bạn sản sinh ra hormone ngủ melatonin. Vì vậy, bạn nên tắt tất cả các thiết bị điện tử 1- 2 giờ trước khi đi ngủ. Nếu bạn bắt buộc phải kiểm tra điện thoại vì công việc, bạn nên để ánh sáng màn hình điện thoại hoặc máy tính cách xa mặt mình khoảng 30cm và nhớ bật đèn thay vì làm trong bóng tối nhé!

3. Giờ giấc đi ngủ thất thường

Ngày nay, nhiều người phải chịu áp lực lớn do công việc và học tập nên thường xuyên thức khuya dẫn đến thời gian ngủ không đều đặn. Làm điều này trong thời gian dài có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học và gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên, hay thức dậy vào lúc nửa đêm.

Ngủ không điều độ không chỉ khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan chính. Như là làm rối loạn nội tiết, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến mắc nhiều bệnh tật.

Vì vậy, để tránh tình trạng này, tốt nhất mọi người nên hình thành thói quen bắt đầu đi ngủ trong khoảng thời gian đều đặn mỗi ngày. Ngoài việc điều chỉnh đồng hồ sinh học thì nó còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, khiến bạn tươi tỉnh hơn khi thức dậy.

4. Dùng đồ uống có chất kích thích trước khi đi ngủ

Rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga hay trà đều là những thứ bạn nên tránh xa trong vòng 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ.

Cả trà và cà phê, nước uống có ga đều là thức uống giải khát có chứa các chất kích thích thần kinh gây khó ngủ, ngủ không sâu. Ví dụ như trà chứa polyphenol còn cà phê lại nhiều caffeine, nước có ga nhiều đường và chất hóa học. Ngoài tác động đến não bộ thì chúng còn khiến dạ dày khó chịu, gan và thận hoạt động nhiều hơn, cơ thể nhanh mất nước gây tỉnh giấc.

Ảnh minh họa

Hay nhiều người trẻ cho rằng uống 1 chút đồ có cồn khiến cơ thể rơi vào trạng thái “lâng lâng”, dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn nhưng sự thật không phải vậy. Bia rượu có tác dụng an thần và có thể khiến bạn ngủ khá dễ dàng lúc đầu nhưng cũng là lý do khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ lại. Khi cơ thể bạn chuyển hóa cồn, chất lượng giấc ngủ giảm sút rất nhiều, điều này có thể khiến bạn gặp rắc rối với giấc ngủ và mệt mỏi và hôm sau.

Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, Metro UK

 

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/4-thoi-quen-xau-vao-buoi-toi-gay-ra-kho-ngu-thuc-giac-nua-dem-nhung-nguoi-tre-nao-cung-mac-phai-2202229710220726.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU