Đây là kiểu ngủ trưa có liên quan đến huyết áp cao, thậm chí gây ra đột quỵ mà nhiều người mắc phải

Một nghiên cứu mới được công bố hôm thứ 2 (25/7) trên tạp chí Hypertension thuộc Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy những người ngủ trưa trong thời gian dài có tỷ lệ bị huyết áp cao và đột quỵ cao hơn so với người không ngủ trưa.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu về thói quen ngủ và tiền sử bệnh của khoảng 360.000 người Anh trong cơ sở dữ liệu khảo sát bệnh nhân Biobank của Vương quốc Anh, đồng thời thu thập thông tin về mẫu máu, nước tiểu và nước bọt của những người tham gia, cũng như lối sống của họ. Những người có giấc ngủ trưa dài có nguy cơ đột quỵ cao hơn 24% và nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao cao hơn 12% so với người không ngủ trưa.

Đặc biệt, nghiên cứu lưu ý rằng đối với những người dưới 60 tuổi có giấc ngủ trưa dài có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn ít nhất 20% so với những người không ngủ trưa.

Giải thích lý do đằng sau kết luận này, các nhà nghiên cứu cho biết nhìn chung, giấc ngủ trưa dài có liên quan mật thiết đến việc không ngủ đúng giấc vào ban đêm. "Giấc ngủ vào ban đêm kém đi kèm với sức khỏe kém hơn, và những giấc ngủ vào buổi trưa không đủ để bù đắp sự mất mát đó".

Nghiên cứu ủng hộ quan điểm của các chuyên gia về hành vi giấc ngủ, những người tin rằng ngủ trưa dài là cảnh báo về khả năng rối loạn giấc ngủ ở một số người. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng ngủ trưa dài có liên quan đến hút thuốc, uống rượu hàng ngày, ngủ ngáy, mất ngủ và hành vi "cú đêm".

Đây là kiểu ngủ trưa có liên quan đến huyết áp cao, thậm chí gây ra đột quỵ mà nhiều người mắc phải - Ảnh 1.

Không phải tất cả các giấc ngủ trưa đều được tạo ra như nhau, và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của một giấc ngủ này. Nhiều người sử dụng giấc ngủ trưa như một cách hiệu quả để thư giãn và nạp năng lượng, nhưng ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?

Các nhà nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng một giấc ngủ ngắn 5 phút là quá ngắn để đạt được đủ độ sâu của giấc ngủ để có tác dụng đáng chú ý. Mặt khác, ngủ từ 30 phút trở lên giúp cơ thể có đủ thời gian để chìm vào giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, ngủ một giấc dài hoặc thức dậy sau giấc ngủ sâu có thể khiến mọi người cảm thấy chùn bước (lờ đờ, khó tập trung) tới một giờ, được gọi là quán tính của giấc ngủ.

Trong hầu hết các trường hợp, thời gian ngủ trưa tối ưu là đủ dài để tinh thần sảng khoái, nhưng không tạo ra quán tính cho giấc ngủ. Những giấc ngủ ngắn từ 10 đến 20 phút được coi là độ dài lý tưởng, và chúng đôi khi được gọi là "giấc ngủ ngắn năng lượng".

"Một giấc ngủ ngắn từ 20 đến 30 phút thường có thể thay thế cà phê". Tiến sĩ Alex Dimitriu, bác sĩ tâm thần và là người sáng lập Phòng khám Tâm thần & Giấc ngủ Menlo Park, California cho biết rằng chợp mắt khoảng 30 phút có thể cải thiện các triệu chứng của mệt mỏi, chẳng hạn như cáu kỉnh, thiếu động lực và buồn ngủ.

Nhưng các chuyên gia cho rằng giấc ngủ trưa của trẻ em không nên giới hạn trong 20 phút vì trẻ em có nhu cầu ngủ cao hơn người lớn.

Dimitriu lưu ý: "Tốt nhất là vẫn nên tập trung vào 7 đến 8 giờ ngủ ban đêm tối ưu".

Các chuyên gia khuyên, cố gắng không chợp mắt sau 3 giờ chiều, vì làm như vậy có thể làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm. Tốt nhất, bạn nên chợp mắt một chút vào giữa ngày.

Nguồn và ảnh: The Epoch Times, NDTV

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/day-la-kieu-ngu-trua-co-lien-quan-den-huyet-ap-cao-tham-chi-gay-ra-dot-quy-ma-nhieu-nguoi-mac-phai-2202228710283993.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang