6 thói quen ăn uống tàn phá hệ miễn dịch: Cơ thể mất dần khả năng chống lại bệnh tật

Sau đây là 6 thói quen ăn uống sai lầm làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể. Tiếc rằng có nhiều người trong chúng ta vẫn làm hàng ngày mà không biết.

Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã tạo ra sự chú ý chưa từng có đối với từ "miễn dịch". Khi phải đối mặt với virus, mọi người đều muốn trở thành một "người mạnh mẽ". Việc cải thiện khả năng miễn dịch là điều không thể tách rời khỏi chế độ ăn uống.

Sau đây là 6 thói quen ăn uống sai lầm làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể. Tiếc rằng có nhiều người trong chúng ta vẫn làm hàng ngày mà không biết. Hãy thay đổi ngay nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe.

1. Uống quá nhiều rượu

Uống quá nhiều rượu ngay cả trong một thời gian ngắn có thể thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một bài báo được xuất bản trong Tạp chí "Nghiên cứu về rượu" (Alcohol Research) chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa việc uống quá nhiều rượu trong thời gian dài và đáp ứng miễn dịch yếu.

Các tác động bao gồm tăng nhạy cảm với viêm phổi và khả năng mắc hội chứng căng thẳng hô hấp cấp tính (ARDS). Tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết với tỉ lệ cao hơn, khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể cũng kém hơn, v.v.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) định nghĩa giới hạn của việc lạm dụng rượu là phụ nữ uống 4 ly trở lên cùng một lúc (trong vòng 2 giờ) trong cùng một bữa, và nam giới uống 5 cốc trở lên và nồng độ cồn trong máu đạt 0,08% trở lên.

Trường hợp nghiện rượu thường được định nghĩa là khi bạn uống 8 ly trở lên mỗi tuần đối với phụ nữ và 15 ly trở lên mỗi tuần đối với nam giới.

Các chuyên gia khuyên rằng nên giảm lượng rượu, không quá 1 cốc mỗi ngày đối với phụ nữ và không quá 2 cốc mỗi ngày đối với nam giới. Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần giúp đỡ để ngừng uống rượu, bạn có thể tìm kiếm các giải pháp cai rượu chuyên nghiệp theo nhiều cách khác nhau.

2. Ăn quá mặn

Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi Bệnh viện Đại học Bonn ở người và chuột đã kết luận rằng khi ăn quá nhiều muối có thể gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi thận bài tiết natri dư thừa, sẽ xảy ra hiện tượng domino, làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của vi khuẩn.

Ngoài ra, CDC Hoa Kỳ chỉ ra rằng hơn 70% lượng natri của người Mỹ đến từ thực phẩm chế biến. Do đó, cách tốt nhất để hạn chế lượng natri là ăn ít thực phẩm chế biến, như pizza đông lạnh và súp đóng hộp.

Không những thế, khi mua thực phẩm, hãy chú ý đến hàm lượng natri của từng loại thực phẩm trong danh sách dinh dưỡng in trên bao bì đóng gói. Trộn muối với các gia vị khác (như thảo mộc và gia vị) cũng có thể giúp giảm lượng muối.

3. Ăn quá ngọt

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy sau một đêm ăn uống đồ ngọt, rất nhanh chóng, các tế bào miễn dịch của những người tiêu thụ 100 gram đường làm giảm khả năng chống vi khuẩn. Hiệu ứng này có thể kéo dài tới 5 giờ và đạt cực đại trong vòng 1 đến 2 giờ sau khi tiêu thụ.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn kiêng đường, mà là kiểm soát lượng đường ăn vào một cách thích hợp.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên tiêu thụ không quá 24 gram đường bổ sung mỗi ngày và nam giới không quá 36 gram mỗi ngày. Nếu bạn có xu hướng ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao, hãy thử các phương pháp đối phó khác càng nhiều càng tốt để loại bỏ sự thèm ăn của bạn.

4. Uống quá nhiều cà phê và trà

Cà phê và trà có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, và có tác dụng tương đối bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, bổ sung hàng ngày lượng caffeine quá mức có thể cản trở giấc ngủ và kết quả là nó có thể làm tăng tình trạng viêm và làm giảm khả năng miễn dịch.

Để bảo vệ hệ thống miễn dịch tốt hơn, tốt nhất là uống ít đồ uống có thêm đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo và caffeine. Nếu bạn thích uống cà phê và trà, hãy giảm lượng caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ để tránh làm phiền giấc ngủ.

5. Chế độ ăn không đủ chất xơ

Chất xơ giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa và thay đổi thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện tâm trạng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều chất xơ và prebiotic dẫn đến chức năng miễn dịch tốt hơn và bảo vệ chống lại virus mạnh hơn. Chất xơ đầy đủ cũng có thể thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn và chất lượng giấc ngủ sâu hơn.

Cách tốt nhất để tăng lượng chất xơ là ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt, thay thế thực phẩm chế biến ít chất xơ bằng thực phẩm giàu chất xơ chưa qua chế biến; Thay thế gạo bằng gạo nguyên hạt, sử dụng đậu hoặc đậu lăng thay vì thịt.

 

6. Chế độ ăn không đủ rau xanh

Các loại rau xanh rất hữu ích cho khả năng miễn dịch. Những cây này cung cấp các chất dinh dưỡng chính giúp chức năng miễn dịch, bao gồm vitamin A, vitamin C và axit folic.

Rau xanh cũng cung cấp các hợp chất hoạt tính sinh học có thể giải phóng các tín hiệu hóa học để tối ưu hóa khả năng miễn dịch đường ruột.

Để tăng lượng rau xanh ăn vào, hãy cân nhắc ăn nhiều rau họ cải, bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…

*Theo Health/Sohu

Link báo gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/6-thoi-quen-an-uong-tan-pha-he-mien-dich-co-the-mat-dan-kha-nang-chong-lai-benh-tat-210483

Theo Trí Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU