7 sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt

(lamchame.vn) -Vài bậc cha mẹ có thể sẽ bối rối khi con mình bị sốt. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những sai lầm mà phụ huynh thường mắc phải.

1. Cha mẹ mặc định sốt là có hại và không quan tâm đến các triệu chứng khác: Sốt không phải là bệnh, nó là phản ứng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh cụ thể. Sốt có lợi vì nó ức chế sự phát triển và sinh sản của một số vi khuẩn và virus. Nhưng sốt khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày liên quan đến tăng tỷ lệ trao đổi chất, tiêu thụ oxy, sản xuất CO2 và nhu cầu của hệ tim mạch - hô hấp. (Ở một đứa trẻ bình thường, những điều này gây ra ít hoặc không gây ra hậu quả gì. Tuy nhiên đối với một đứa trẻ bị sốc hoặc có bất thường về tim hoặc phổi, nó có thể có hại).

2. Không đo nhiệt độ khi trẻ sốt: Nhiều bậc cha mẹ khi đi khám thường nói bé bị sốt nhưng không biết chính xác con sốt bao nhiêu độ. Sốt là triệu chứng vô cùng quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và hạn chế việc xét nghiệm không cần thiết.

3. Đo nhiệt độ sai: Vì trẻ hay quấy khóc nên cha mẹ hay sử dụng nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt, tuy nhiên cách này thường không chính xác do chất lượng công nghệ. Đo nhiệt độ bằng tia hồng ngoại được sử dụng để chẩn đoán xem bé có bị sốt hay không thay vì hiển thị chính xác nhiệt độ. Trong khi nhiệt độ rất quan trọng để chẩn đoán chính xác bệnh, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng.

4. Thuốc hạ sốt không phù hợp: Dùng thuốc hạ sốt khi không có chỉ định kể cả khi bé sốt không cao và vẫn chơi vui vẻ. Khi trẻ sốt cao, cha mẹ thực sự lo lắng và sợ con bị co giật. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng co giật do sốt do nhiều yếu tố cộng thêm chứ không chỉ có sốt cao. Các yếu tố khác bao gồm tăng thân nhiệt, di truyền (gần 20% trẻ em có cha mẹ hoặc anh chị em bị sốt co giật hoặc co giật), virus. Do đó, không phải trường hợp nào cũng bị co giật. Vì vậy, việc uống thuốc hạ sốt sẽ không thể ngăn chặn được cơn co giật.

5. Lau mát hạ sốt cho trẻ: Đây chỉ là phương pháp hạ sốt tạm thời nhưng lại khiến bé khó chịu, mệt mỏi hơn. Cha mẹ dùng miếng dán hạ sốt, cồn, chà chanh để hạ sốt cũng không hiệu quả. Đối với trường hợp trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng gây dị ứng, nôn trớ, hoặc trẻ sốt cao trong thời gian chờ thuốc có tác dụng, hãy tắm cho các bé trong nước ấm (30ºC, ở nhiệt độ phòng 23-24ºC).

6. Khi trẻ bị sốt co giật, cha mẹ không sơ cứu đúng cách: Cha mẹ lo lắng rằng con cái của họ có thể cắn vào lưỡi nên đưa các vật cứng (thìa, que, hoặc thậm chí là ngón tay) vào miệng của các bé. Điều này dẫn đến nguy cơ trẻ nuốt phải dị vật hoặc có người còn cho chanh vào miệng làm trẻ bị sặc. Lời khuyên từ bác sĩ là hãy giữ tư thế chuẩn khi trẻ bị co giật.

7. Đi khám muộn: Nhiều bậc cha mẹ để con sốt quá lâu mới đi khám. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng (ví dụ như trẻ em dưới 2 tháng có nguy cơ cao bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết)./.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU