Những hành động vô tình trên bàn ăn bộc lộ phong thái và sự tu dưỡng bản thân của đứa trẻ. (Ảnh minh họa)
Giáo dục phép xã giao không cao siêu, nó ẩn sâu trong các chi tiết như bàn ăn, phải tuân thủ các quy tắc khi ăn ở nhà, và khi ra ngoài với tư cách là khách cũng vậy. Ví dụ: Trước khi ăn, người lớn trước, người nhỏ sau; khi ăn không lựa thức ăn trên đĩa; không phát ra tiếng chép miệng; không vừa ăn vừa nói; không được nghịch điện thoại...
2. Không gây ảnh hưởng đến người khác nơi công cộng
Ở nơi công cộng, bản thân bố mẹ cũng rất khó chịu khi nghe thấy những đứa trẻ hò hét ầm ĩ hoặc quậy phá "không phép tắc". Phải dạy cho trẻ chính xác điều nên và không nên làm ở nơi công cộng. Một đứa trẻ có khuôn phép, biết quy tắc được đánh giá là nhận được sự giáo dục tốt từ gia đình.
3. Đúng giờ
Tính đúng giờ nên được rèn từ khi còn nhỏ, thà đợi người khác một lúc còn hơn để người khác đợi mình. Đúng giờ thường là một thước đo thành công rất quan trọng. Hãy cho trẻ hiểu, đừng coi người khác chờ đợi là điều hiển nhiên. Không có nhiều thứ được coi là đương nhiên trên thế giới này.
4. Quy tắc làm việc và nghỉ ngơi
Đối với trẻ em, kỷ luật có nghĩa là phát triển thói quen hành vi tốt. Những thói quen tốt có thể thay đổi vận mệnh và quyết định cuộc đời của một người. Nhà tâm lý học William James từng nói: "Gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận".
Nhiều người đã quen với việc đi ngủ muộn, cha mẹ thức khuya, con cái học theo, đi ngủ sớm dậy sớm dường như đã trở thành kỷ luật tự giác hiếm có. Tuy nhiên, làm việc và nghỉ ngơi điều độ là cơ sở cho sức khỏe thể chất, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để rèn luyện khả năng tự kỷ luật của trẻ.
5. Tự làm việc của riêng mình
Tiến sĩ Montessori cho rằng cha mẹ nên buông tay và để trẻ mạnh dạn thử sức, khám phá. Trước khi thiết lập quy tắc này, điều đầu tiên cha mẹ phải làm là cho con tự làm những việc trong khả năng như tự ăn và mặc quần áo, tự thu dọn đồ chơi... Những việc nhỏ này có thể nuôi dưỡng ý chí của trẻ, lòng tự trọng, sự tự tin và tự chịu trách nhiệm.
Một số cha mẹ cảm thấy rằng để con cái tự làm việc đó là lãng phí thời gian và không "ra gì", vì vậy họ làm thay để tránh rắc rối. Thực ra, làm việc gì cũng cần phải rèn luyện không ngừng thì mới ngày càng tốt hơn, chỉ khi cho phép trẻ làm kém thì trẻ mới có cơ hội làm tốt hơn.
6. Không lãng phí thức ăn
Phải dạy trẻ biết trân trọng công sức của người lao động, như vậy mới hình thành thói quen tốt. Thậm chí nếu không ăn hết, bữa sau trẻ phải nhịn đói vì đã hết tiêu chuẩn trong một ngày. Muốn vậy, người nấu ăn cũng nên cân nhắc về số lượng thực phẩm trong gia đình, tránh nấu quá nhiều trong khi các thành viên chỉ ăn được lượng nhỏ.
7. Học cách xin lỗi
Trước khi đứa trẻ 6 tuổi, đứa trẻ phải được dạy cách đối xử lịch sự với người khác, hiểu những thói quen tốt để phản ánh hành vi của mình và khuyến khích trẻ thừa nhận lỗi lầm của mình. Trẻ biết cách xin lỗi khi làm sai mới thực sự hiểu được lỗi lầm mình đã gây ra để từ đó rút kinh nghiệm và khắc phục cho lần sau.
8. Không lấy đồ của người khác, mượn phải biết trả về đúng vị trí
Sau 2 tuổi trẻ có thể phân biệt được đâu là "của bạn" và đâu là "của tôi". Ở thời kỳ bắt đầu tự nhận thức này, cha mẹ phải kịp thời đặt ra các quy tắc cho trẻ. Hãy cho trẻ biết không thể lấy những thứ không phải của mình, và đồ đạc của bản thân trẻ có quyền kiểm soát. Khi 3-4 tuổi, nên dạy trẻ phải trả đồ vật về đúng vị trí ban đầu. Cha mẹ nên làm gương, hướng dẫn cụ thể để trẻ học theo.