Mỗi giai đoạn mang thai các mẹ cần bổ sung các dưỡng chất khác nhau. Sau đây là 10 điều các mẹ cần nhớ để sinh ra những đứa trẻ thông minh và khỏe mạnh.
1. Tháng đầu tiên: Axit folic
Tháng đầu tiên mang thai là giai đoạn phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bổ sung axit folic vào thời điểm này sẽ giúp ngăn ngừa khiếm khuyết về hệ thần kinh của thai nhi, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu máu, sinh non, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
2. Tháng thứ 2: Vitamin C, B6
Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ phát hiện tình trạng chảy máu nướu răng. Bổ sung vitamin C vào thời điểm này sẽ giúp mẹ bầu giảm bệnh viêm nướu hoặc các vấn đề về răng miệng.
Nhiều mẹ bầu sẽ phát hiện tình trạng chảy máu nướu răng vào tháng thứ 2 của thai kì.
Các mẹ có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại rau củ và trái cây. Chẳng hạn ớt chuông, súp lơ, cải thảo, cà chua, dưa chuột, rau chân vịt, chanh, dâu tây, táo.
Nhiều mẹ bầu thường ốm nghén khi mang thai, các mẹ cần nhớ vitamin B6 chính là khắc tinh của triệu chứng ốm nghén.
3. Tháng thứ 3: Magie, vitamin A
Magie có nhiều trong rau màu xanh đậm, quả hạch, đậu nành, bí ngô, dưa lưới...
Mẹ bầu cần bổ sung Magie vào thời điểm này, bởi Magie là dưỡng chất cần thiết giúp phát triển các cơ và xương của thai nhi.
Các mẹ có thể bổ sung Magie thông qua rau màu xanh đậm, quả hạch, đậu nành, bí ngô, dưa lưới, hạt hướng dương, bánh mỳ ngũ cốc...
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung vitamin A giúp bảo vệ làn da, hệ tiêu hóa và phổi của thai nhi khỏe mạnh.
4. Tháng thứ 4: Kẽm
Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi, gây ra dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các mẹ có thể bổ sung kẽm thông qua hấp thụ hàu, sò, nấm, mè...
5. Tháng thứ 5: Canxi
Vào tháng thứ 5 của thai kỳ, xương và răng của thai nhi phát triển rất nhanh nên mẹ bầu cần bổ sung canxi vào thời điểm này.
Sữa bò, sữa bột và sữa chua là thực phẩm mẹ bầu cần hấp thu để bổ sung canxi cho thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giúp hấp thu canxi, chẳng hạn pho mát, đậu phụ, trứng gà, trứng vịt, tôm, cá, rong biển.
6. Tháng thứ 6: Sắt
Để tránh tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ, mẹ bầu nên hấp thu chất sắt thông qua rau xanh, nội tạng động vật, thịt nạc, hoặc sử dụng thuốc sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
7. Tháng thứ 7: DHA
DHA còn gọi là vàng của não, giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non và khuyết tật trí tuệ ở thai nhi.
Ngoài ra, khi mẹ bầu nạp DHA vào cơ thể có lợi trong việc phát triển trí não và võng mạc của thai nhi. Mỗi ngày, các mẹ cần bổ sung 160 - 200mg DHA.
8. Tháng thứ 8: Carbohydrate
Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu tích trữ glycogen và chất béo trong gan và dưới da. Bởi vậy, mẹ bầu cần cung cấp calo cho thai nhi, bằng cách gia tăng thực phẩm thiết yếu, hấp thu gạo và tinh bột vào cơ thể. Mỗi ngày, mẹ bầu cần đảm bảo nạp đủ 300 - 350g ngũ cốc.
9. Tháng thứ 9: Chất xơ
Giai đoạn cuối thai kỳ, sự phát triển của thai nhi sẽ tăng gánh nặng cho mẹ bầu. Các mẹ thường bị táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Muốn giảm thiểu tình trạng táo bón khi mang thai, các mẹ cần hấp thu chất xơ và lợi khuẩn thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, đồng thời tăng cường vận động, đi vệ sinh vào khung giờ cố định.
Các mẹ bầu cần nhớ không bổ sung chất dinh dưỡng quá nhiều, tránh tình trạng dinh dưỡng dư thừa khiến trẻ nặng cân, sinh khó. Theo mỗi tháng, các mẹ nên chú trọng bổ sung dưỡng chất cần thiết, nhưng cần nhớ vitamin A, vitamin B6, canxi nên bổ sung xuyên suốt cả thai kỳ.
Theo Sohu
Theo Tri Thức Trẻ