Ai đến Hà Nội cũng nhớ mãi 1 món ăn ấm nóng, dai giòn, ngọt thanh: Không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng

(lamchame.vn) - Một bát bún ốc không chỉ thơm ngon mà còn chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng.

Một bát bún ốc không chỉ thơm ngon mà còn chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng.

- Tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm trệ (chất nhớt của ốc), trừ tanh hôi, giải độc, dị ứng ốc cua cá (vô tình gặp phải ốc bị nhiễm độc chết). 

- Hành hoa vị cay ngọt, tính ấm, làm tan khí lạnh, thông khí trệ, lợi thấp, giải cảm, sát trùng, thường dùng hành tươi cả củ lá, liều lượng không hạn chế. 

- Gừng tươi vị cay, tính ấm, tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hóa.

Tất cả các loại rau gia vị này đều có hiệu quả giúp ốc giảm mùi hôi tanh, lạnh nhớt. Đồng thời chứa các lợi ích chữa bệnh riêng. 

Hơn nữa, bún ốc cũng giúp xương chắc khỏe. Do ốc là thực phẩm nhiều magie lẫn canxi. Magie trong thịt ốc có thể hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp xương răng chắc khỏe hơn, cũng như điều hòa nhiều dưỡng chất khác như kali, kẽm, vitamin D.

Những lưu ý quan trọng khi ăn bún ốc

- Người có vấn đề về dạ dày hoặc đường tiêu hóa cần cân nhắc vì bún ốc thường có vị chua từ giấm và cay từ ớt, có thể kích thích tiêu hóa.

- Nên lựa chọn những cửa hàng bún ốc quen, uy tín, hiểu rõ quy trình sơ chế và làm chín ốc, bởi nếu không sẽ không thể loại bỏ hết vi sinh vật ký sinh trong ốc. 

- Mặc dù bún ốc là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng tuyệt đối không nên ăn quá nhiều vì dễ gây đầy bụng do ốc có tính lạnh. Hơn nữa, ốc cũng lâu tiêu vì vậy không nên ăn quá nhiều.

- Khi ăn bún ốc không nên tiêu thụ cùng các thực phẩm chứa vitamin C bởi vì sẽ tác động đến nhau gây khó tiêu, đau bụng...

- Nếu mua ốc về tự nấu tại nhà cần đảm bảo kỹ lưỡng trong quá trình sơ chế. Đồng thời nấu ốc chín kỹ để tránh nhiễm giun sán, ký sinh trùng.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU