Nên ăn kèm rau xanh, hoa quả
Chúng ta vẫn quen câu: “Thị mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Chẳng đơn thuần chỉ là câu nói về phong tục Tết của người xưa, nó còn thể hiện một bí quyết ăn uống ngày Tết thiết thực tới bây giờ. Đó là, ăn “bánh chưng xanh” phải kèm “dưa hành”, hoặc kèm với rau xanh, hoa quả nói chung. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta nghĩ tới thành phần của chiếc bánh chưng truyền thống: gạo nếp giàu tinh bột, đỗ xanh giàu protein, thịt lợn có chất béo. Như vậy, chiếc bánh chưng có thừa năng lượng, dinh dưỡng nhưng lại thiếu hẳn nguyên liệu chứa vitamin và khoáng chất.
Để bổ sung đủ chất cho cơ thể trong mấy ngày Tết, không nên chỉ ăn bánh chưng, dù nó sẽ khiến bạn no lâu. Nên ăn bánh chưng kèm với món rau, phổ biến nhất là dưa muối. Dưa muối giúp đường tiêu hóa bạn tốt hơn và đỡ ngán món ăn dầu mỡ hơn. Tuy nhiên, những người cao huyết áp, dạ dày hay tiểu đường… không nên ăn quá nhiều dưa muối chua.
Từ xa xưa, bánh chưng và dưa hành đã được kết hợp trong ngày Tết. |
Hạn chế ăn bánh chưng rán
Ở miền bắc, những ngày Tết thời tiết vẫn khá lạnh, nhiều người ưa chuộng món bánh chưng rán. Tuy nhiên, ăn thường xuyên bánh chưng rán cũng không tốt.
Bánh chưng vốn nhiều chất béo thực và động vật. Nếu chiên rán bánh chưng trong dầu mỡ, lượng chất béo tăng lên gấp bội khiến cho bạn tăng cân vù vù. Chưa kể, bánh chưng rán dễ khiến bạn no lâu, chướng bụng, đầy hơi vì khó tiêu hóa.
Bánh chưng rán nhiều chất béo, ăn thường xuyên không tốt cho đường tiêu hóa. |
Nên ăn vào bánh chưng vào ban ngày
Bánh chưng giàu năng lượng, nếu bạn ăn vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa vì dạ dày sẽ làm việc xuyên đêm, chất béo trong bánh chưng khiến bạn ấm ức, khó chịu, đầy bụng. Nếu bạn muốn những ngày tết có giấc ngủ ngon thì hãy hạn chế ăn bánh chưng muộn. Thời điểm ăn bánh chưng tốt nhất là buổi sáng hoặc trưa.
Nên ăn bánh chưng vào ban ngày. |
Nói không với bánh chưng mốc
Ngày Tết, nhiều gia đình gói nhiều bánh chưng nhưng lại không chú ý bảo quản nên bánh thường bị mốc, lên men. Một số người tiếc bánh chưng, bóc lá mốc, cắt bỏ phần bánh bị mốc và chiên rán lên để ăn. Bánh chưng rán giòn, có màu hấp dẫn và mùi thơm ngậy không còn nhận ra bánh bị mốc nữa. Thế nhưng đây là thói quen xấu cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh chưng bị mốc sẽ sản sinh ra độc tố Aflatoxin gây ảnh hưởng tới tiêu hóa cho người ăn. Dù cắt bỏ phần bị mốc và lên men đi trước khi rán thì trong bánh chưng vẫn tồn dư lượng độc tố đó.
Tuyệt đối không ăn bánh chưng mốc. |
Cách bảo quản bánh chưng tốt nhất, tránh bị mốc chính là cất bánh chưng trong tủ lạnh, nhiệt độ dao động từ 5 – 10 độ C. Để trong tủ bánh dễ bị lại gạo, khô và cứng vỏ bánh, nên mang bánh ra hấp lại, luộc lại trước khi ăn là tốt nhất và ngon nhất. Với những gia đình không có tủ lạnh, hãy treo bánh chưng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và ẩm ướt.
Ăn bánh chưng đúng cách sẽ đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết. |
Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn có những ngày Tết vui vẻ, đảm bảo sức khỏe và thưởng thức trọn vẹn hương vị ẩm thực dân tộc, đặc biệt là món bánh chưng – một món ăn không thể thiếu của ngày Tết.
Theo sohuutritue.net.vn