Xem tivi, điện thoại trước giờ đi ngủ khiến trẻ ngủ kém (Ảnh minh họa).
Giúp trẻ phát triển toàn diện mà "chẳng mất chi phí nào"
Tiến sĩ Hill, hiện là Phó Giáo sư chuyên ngành sức khỏe trẻ em tại Đại học Southampton, giải thích thêm, kết quả bản tổng hợp trên "gây áp lực lớn hơn" đối với xã hội và chính phủ trong việc chính thức đưa sức khoẻ giấc ngủ vào chương trình sức khỏe cộng đồng.
Tiến sĩ Hill nhấn mạnh: "Lần đầu tiên chúng ta đã chỉ ra được một cách toàn diện rằng, giấc ngủ của trẻ nhỏ có mối liên hệ với thời gian xem màn hình điện tử quá nhiều cũng như thời gian dành cho các hoạt động vui chơi ngoài trời quá ít.
Các hoạt động vui chơi ngoài trời lành mạnh và việc không xem các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ mang lại lợi ích tốt nhất có thể cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chẳng mất chi phí nào cả để làm như vậy. Do đó, không có lý do gì để không bắt tay vào thực hiện ngay những biện pháp trên".
Trẻ cần ngủ bao nhiêu là đủ và chuyện gì xảy ra nếu trẻ ngủ không đủ?
Theo Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia Anh NHS, trẻ dưới 17 tuổi cần ngủ 9-12 tiếng mỗi đêm, tùy vào từng độ tuổi cụ thể:
Trẻ mới sinh: 8,5 giờ/đêm (Lưu ý: thời gian ngủ ngày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiều).
Trẻ 3 tuổi: 12 giờ/đêm, trung bình cứ mỗi tuổi tăng thêm 1 giờ ngủ.
Trẻ 5 tuổi: 11 giờ/đêm.
Trẻ 9 tuổi: 10 giờ/đêm.
Trẻ 14, 15, 16 tuổi: 9 giờ/đêm.
Trẻ trên 16 tuổi và người trưởng thành nên đảm bảo ngủ đủ 7-9 tiếng/đêm.
Không ngủ đủ khi còn nhỏ có thể tác động tiêu cực tới quá trình lớn lên của trẻ bởi giấc ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, điều chỉnh và thực hiện phần lớn quá trình phát triển.
Thiếu ngủ còn có thể khiến trẻ không thể tập trung tại trường, đồng thời dẫn tới những hệ quả xấu đối với phần còn lại của cơ thể, khiến trẻ tăng nguy cơ bị béo phì hoặc tiểu đường khi trưởng thành.