Bác sĩ sản giải đáp cách để mẹ sinh thường mà không phải khâu cắt tầng sinh môn

(lamchame.vn) - Hy vọng những lời khuyên của bác sĩ dưới đây sẽ có ích cho các mẹ sắp bước vào hành trình sinh nở.

Bác sĩ Cường trong quá trình đỡ đẻ.

Bác sĩ Cường chia sẻ: Sáng nay mình đỡ đẻ cho bạn Việt Anh, sinh lần đầu tiên sinh thường 2500g. Mọi người đừng thấy có 2500g mà bĩu môi nhé, con lầu đầu thì 2500g cũng dễ hơn 3500g thật nhưng so với các bạn đẻ quanh quẩn 3000g thì cũng không dễ dàng hơn tí nào. Việt Anh vỡ ối non (vỡ ối khi cổ tử cung chưa mở) từ 3h sáng ngày 14/2 được cho dùng kháng sinh và theo dõi chuyển dạ và đến 6h sáng ngày 15/2 cổ tử cung mở hết và em bé chào đời.

Ban đầu mình dự định sẽ giữ tầng sinh môn không cắt để cho Việt Anh sẽ phục hồi sớm hơn sau đẻ (vì em bé cũng nhỏ). Sau đó vì việc rặn của Việt Anh bị đình trệ (do bạn í mệt quá nên rặn hơi yếu) nên vẫn phải cắt một xíu vùng da bên ngoài tầng sinh môn. Bs Cường rút ra một số kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn chuẩn bị đi sinh như sau:

Sinh thường là một việc khó khăn, vất vả, nhất là với các bạn làm mẹ lần đầu, do em bé sẽ làm nong giãn cơ quan sinh sản (cổ tử cung từ lỗ trong ra đến lỗ ngoài, âm đạo từ trong ra ngoài) và đến lúc rặn để em bé ra ngoài hoàn toàn phải dựa vào chính bản thân các bạn và các nhân viên y tế không thể rặn hộ mình được NÊN ĐẺ THƯỜNG CHỈ DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐỦ DŨNG CẢM, MẠNH MẼ, KIÊN CƯỜNG CẢ VỀ TINH THẦN VÀ THỂ CHẤT (đương nhiên là với đủ điều kiện an toàn cho mẹ và cho em bé do bác sỹ đã khám và siêu âm).

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh thường của mẹ

Tổng kết lại, bác sĩ Cường cho biết: Quá trình rặn em bé ra ngoài, nếu chị em không muốn bị cắt thành âm đạo, tầng sinh môn gây tình trạng vùng kín bị lệch bị méo sau sinh thì cần hai điều kiện sau:

1. Phải rặn tốt (biết cách lấy hơi, biết vào tư thế đúng) để em bé được đưa ra ngoài đúng tiến độ vì nếu em bé bị giữ nằm lâu trong đường sinh của mẹ thì sẽ bị bó chặt gây thiếu oxy có thể dẫn đến ngạt.

2. Trong quá trình chuyển dạ, rặn tim thai phải tốt, không có dấu hiệu suy thai vì nếu suy thai mà mẹ rặn yếu thì bác sỹ, hộ sinh sẽ phải cắt rộng cả vùng tầng sinh môn lẫn thành âm đạo để đưa em bé ra ngoài sớm còn hồi sức dẫn đến sẽ gây sẹo xấu, méo, hở âm đạo sau sinh.

Với bạn Việt Anh, bác sĩ Cường đã để vùng tầng sinh môn (khoảng giữa âm đạo và hậu môn) được giãn ra hết cỡ (từ khoảng 2cm lên gần 5cm) mới cắt nên vết cắt rất nhỏ sau khi co lại và không gây hở, méo âm đạo sau sinh chút nào.

Việc sinh thường hay sinh mổ chỉ nên là chỉ định của bác sĩ Sản khoa dựa trên cân nhắc tình huống thai kỳ cụ thể, không nên xuất phát từ ý muốn chủ quan của mẹ bầu và gia đình như sợ đau, chọn ngày lành tháng tốt, chọn tuổi con hợp với tuổi cha mẹ... Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ có ích cho các mẹ sắp bước vào hành trình sinh nở nhé.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU