Theo đó, ngày 1/2/2019, ổ dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam được xác định là tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên và xã Yên Hoà, huyện Yên Mỹ . Ngay sau đó lần lượt các xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cũng phát hiện ổ dịch tiếp theo.
Ngay sau khi phát hiện ra sự việc, 257 con lợn đã bị tiêu hủy. Cơ quan chuyên môn cũng tiến hành khoanh vùng dịch, tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực có dịch, đường ra vào các khu vực có nguy cơ cao. Cùng với đó, chính quyền địa phương đã thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tại Hưng Yên và Thái Bình.
Việt Nam đã xuất hiện 3 ổ dịch dịch tả lợn châu Phi |
Điều đáng nói là cho đến nay, nguồn bệnh lây lan về Việt Nam hiện vẫn chưa xác định được. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chim di cư. Cũng không thể ngoại trừ nguyên nhân là do việc vận chuyển lợn và các sản phẩm liên quan trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán vừa qua.
Dịch tả lợn châu Phi là virus gây sốt xuất huyết với tỉ lệ tử vong là 100% đối với heo nhiễm bệnh. Cho đến nay chưa chứng minh được loại virut này có khả năng lây nhiễm sang người hay không nhưng hiện vẫn chưa có vacxin phòng bệnh. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện lần đầu vào năm 1921 tại Kenya (châu Phi) . Đến năm 1975 dịch này đã lây lan sang các nước châu Âu. Từ cuối năm 2017 đến nay, có 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Tiệp Khắc, Hunggari, Latvia, Moldova, Phần Lan, Rumani, Nam Phi, Ukraina và Zambia) báo cáo có Dịch tả lợn châu Phi và dịch bệnh này trở thành mối lo ngại đối với các trang trại lợn trên toàn cầu.
Theo sohuutritue.net.vn