Hai tháng trước, có một bé gái tên Kỳ Kỳ, đến từ Ôn Châu, Chiết Giang (TQ) mới hơn một tuổi, sau khi ăn ngô khoảng 2 ngày, bụng của cô bé bị trướng lên, khiến mọi người trong gia đình hốt hoảng, lập tức đưa đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra, gia đình được bác sĩ thông báo cô bé "bị bục dạ dày". May mắn thay, sau khi trải qua phẫu thuật vá dạ dày của bác sĩ, bệnh nhận nhỏ tuổi đã thoát khỏi nguy hiểm.
Nguyên nhân của sự việc là do mẹ của Kỳ Kỳ đã hầm xương sườn với ngô vì nghĩ rằng cô bé có thể nhai được. Hơn nữa đứa trẻ cũng rất thích ăn ngô nên người mẹ đã cho cô con gái ăn trọn cả bát canh xương với ngô.
Ngày hôm sau, bụng của Kỳ Kỳ bỗng phình to, cô bé bị khó thở và có lúc tim tưởng như ngừng đập khiến gia đình hốt hoảng vội tới bệnh viện. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã tìm thấy lượng ngô lớn chưa được tiêu hóa ở bụng cô bé và mau chóng gắp hết ra, tiến hành vá dạ dày.
Tuy nhiên vài ngày sau do bị nhiễm trùng nặng, dạ dày khó lành nên 10 ngày sau, các bác sĩ lại tiến hành phẫu thuật lần hai.
Lý giải tại sao trẻ ăn nhiều ngô lại gây nguy hiểm lớn đến vậy? Bác sĩ Chu Lợi Bân, phó khoa Phẫu thuật Nhi thuộc Bệnh viện Đại học Y số 2 cho hay ngô là một loại thực phẩm thô, đối với người trưởng thành nhai và tiêu hóa cũng không dễ dàng, đặc biệt với một đứa trẻ nhỏ 13 tháng mới chỉ mọc vài chiếc răng nhỏ xíu thì càng khó hơn.
6 kiểu người không nên ăn ngô
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng ăn ngô
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Phòng và Kiểm soát bệnh tật ở Hoa Kỳ những phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều ngô trong giai đoạn 3 tháng đầu. Bởi ăn ngô trong giai đoạn này có nguy cơ sinh con bị khuyết tật cao hơn 2,5 lần so với những người không ăn ngô.
Những người bị bệnh về đường tiêu hóa
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu bạn bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hoặc loét dạ dày, ăn nhiều ngô dễ dấn đến vỡ tĩnh mạch và gây xuất huyết dạ dày.
Những người có hệ miễn dịch thấp
Nếu mỗi ngày hấp thu chất xơ vượt quá 50g, trong thời gian dài, sẽ gây cản trở hấp thụ protein vào cơ thể con người, giảm việc sử dụng chất béo. Đồng thời làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể như tim, máu và quá trình tạo xương, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn ngô bằng cách nấu với các thực phẩm khác.
Ngô chứa lượng tinh bột cao, chất bột đường trong ngô có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn ngô. Nếu bệnh nhân muốn ăn ngô cần phải kết hợp với những thực phẩm chứa protein hoặc chất béo.
Thanh thiếu niên đang phát triển về thể chất
Trong giai đoạn dậy thì, trẻ có nhu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, cùng với yêu cầu sinh lý của các kích thích tố, hạt ngô không chỉ ngăn cản sự hấp thu cholesterol tốt và sự chuyển hóa thành hormone mà còn gây cản trở sự hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng.
Người già và trẻ em
Trẻ nhỏ ăn nhiều ngô có thể gây hại cho hệ tiêu hóa.
Bởi vì chức năng tiêu hóa của người già bị giảm đi, và chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, tiêu hóa một lượng lớn chất xơ gây gánh nặng lớn đối với đường tiêu hóa. Hơn nữa, sự hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong ngô tương đối thấp, điều này không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Những chú ý khi ăn ngô
Ngô biến chất có thể gây ung thư, ngô rất dễ bị nhiễm nấm Aspergillus flavus, và nấm Aspergillus flavus sản sinh ra độc tố gây ung thư mạnh, vì vậy ngô phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, khi ngô bị biến chất tuyệt đối không được sử dụng.
Chúng ta thường ăn cơm, tuy nhiên theo quan điểm về sức khỏe, ăn cơm một cách đơn thuần không hề khoa học, các chuyên gia kiến nghị ăn thêm các loại lương thực phụ, đặc biệt nên xem ngô là một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Khi ăn ngô cố gắng nên ăn ngô tươi, chú ý nhai kỹ để dễ tiêu hóa. Nếu bạn đang bị tiêu chảy, đầy bụng và hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn nhiều ngô.
Theo Khám phá