Người xưa có câu "Hổ dữ cũng không ăn thịt con", nhưng đã có những người mẹ đang tâm giết chết chính đứa con mình đẻ ra chỉ vì những lý do lãng nhách.
Mâu thuẫn gia đình, bức bối của cuộc sống không thể giải tỏa, trong những phút cùng quẫn, những bà mẹ, ông bố có xu hướng "ép con phải chết" với lý do "thương con không có ai chăm sóc". Tình thương đã biến thành tội ác tột cùng bởi chính họ - những người làm cha, làm mẹ đã tước đi mạng sống của con mình…
1. Tôi từng gặp nhiều người mẹ sau khi sát hại con mình rồi tự tử nhưng bất thành. Từ những cuộc nói chuyện với họ, tôi ngộ ra rằng, nếu có nhân quả thì thực sự họ là những người điển hình gánh chịu luật nhân quả hà khắc.
Như trường hợp Cao Thị Bình ở huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Bình là cô gái khá xinh đẹp và hiền hậu. Thế nhưng, chỉ vì nông nổi, vì giận chồng, cô đã tước đi mạng sống của đứa con chưa đầy tuổi của mình.
Tôi gặp Bình nhiều lần, lúc mới bị bắt, lúc chuẩn bị đi thi hành án và lúc đang cải tạo ở Trại giam số 5 với mức án 12 năm tù.
Cao Thị Bình kết hôn với anh Lê Vạn Vụ, có 1 con trai nhưng cháu bị bệnh từ bé, nuôi nấng rất vất vả. Khi Bình sinh đứa con thứ 2, kinh tế khó khăn, anh Vụ phải ra Hà Nội làm ăn, Bình muốn chồng trở về nhưng anh Vụ không đồng ý.
Bình buồn chán, cho rằng chồng có người khác, lại nghĩ đến đứa con đầu bị tật nguyền đang phải gửi ở nhà mẹ đẻ nên trong lúc nghĩ quẩn, Bình đã dùng gối giết con đứa con thứ 2 mới vài tháng tuổi rồi bỏ nhà lang thang tìm cái chết.
Đúng lúc đang ở ranh giới của cái chết, khát vọng sống trong Bình dường như trỗi dậy, nghĩ đến đứa con tật nguyền đang cần mẹ, Bình quay về nhà.
Vi Thị Dung tại cơ quan điều tra.
Lần nào gặp tôi Bình cũng khóc, nước mắt lăn dài trên khuôn mặt trắng trẻo, xinh đẹp. Bình nói với tôi: "Em sẽ cố hết sức để vượt qua nỗi đau, bởi em còn một sợi dây, một sợi dây chắc chắn để giữ em lại, đã đưa em qua những đêm dài đầy tăm tối và giông tố. Đó là đứa con tật nguyền. Em cần phải sống, cần phải trả nợ cuộc đời. Đó là chăm sóc đứa con tật nguyền của em. Bởi đó là số phận của em chị ạ...".
Lần gặp gần đây nhất, Bình nói rằng, có lẽ, cuộc đời đã ưu ái hơn với cô khi gia đình chồng đều đã tha thứ cho tội ác của cô, chồng cũng vẫn chờ đợi để Bình về làm lại cuộc đời, cháu bé con đầu bị tật nguyền cũng được bà nội chăm sóc tử tế.
Bình bảo "em đã trải qua những ngày đen tối và tuyệt vọng nhất. Em hi vọng không ai suy nghĩ như em nữa, bởi cái giá phải trả rất lớn và rất đau đớn...".
2. Trần Thị Xuyến ở Hưng Hà, Thái Bình cũng có hoàn cảnh tương tự, hiện đang thi hành án ở trại giam Ninh Khánh. Chồng Xuyến cũng đi làm thuê trên Hà Nội, Xuyến ở nhà nuôi 2 con. Nghi chồng có người phụ nữ khác nên Xuyến không đồng ý cho đi làm nữa nhưng chồng Xuyến vẫn đi.
Trong cơn uất ức vì sợ chồng lấy vợ mới con mình sẽ khổ, Xuyến đã đem 2 con là Nguyễn Minh Hiếu (SN 2000) và Nguyễn Minh Chiến (SN 2008) nhảy xuống sông tự tử. Hai đứa bé yếu ớt đã chìm vào dòng nước, còn Xuyến được mọi người cứu sống.
Đoạn dây điện Dung dùng để tự tử bất thành. |
Bị tuyên án 20 năm tù giam, Xuyến sống như cái bóng. Ban đêm, khi các phạm nhân trong phòng ngủ thì Xuyến thức, cứ lần giở quần áo ra gấp rồi lại đi từ đầu phòng đến cuối phòng, lẩm bẩm nói chuyện một mình.
Có phạm nhân kể rằng, đang đêm, tự nhiên giật mình tỉnh dậy, hoảng hốt vì thấy Xuyến ngồi ôm quần áo như hình đứa trẻ rồi ru con, nước mắt chảy dài…
Xuyến cũng nhận ra rằng, mình không chết là sự trả giá cho tội ác mình đã gây ra với hai đứa con đẻ của mình… Cũng vì thế, Xuyến sống rất khép kín, không quan hệ với ai, không nói bất cứ điều gì, cả ngày lầm lũi một mình, có lẽ tận cùng nỗi đau, tận cùng tội ác đã khiến cô ta trở nên như vậy...
Có con sớm nên hai gia đình cho con về ở với nhau nhưng không cưới xin, đăng ký kết hôn vì Dung chưa đủ 18 tuổi. Vì đang ở tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" đã phải làm mẹ nên cuộc sống của Dung không như ý muốn.
Chính vì vậy, sau khi sinh con vài tháng, Dung bỏ về nhà mẹ đẻ ở, mang theo con trai là cháu Vi Văn Bách về.
Khi cháu Bách được gần 1 tuổi, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên Dung đã mang con về Bắc Ninh đi làm công nhân. Tại đây, cô ta quen anh Đặng Văn Tình, SN 1986, quê cùng xã với Dung, cùng làm tại Công ty bọc nhựa ở phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh.
Sau một thời gian tìm hiểu thì Dung với anh Tình dọn về ở chung với nhau và cũng đã bàn đến chuyện cưới xin.
Tuy nhiên, gia đình anh Tình không thể chấp nhận việc con trai mình chưa vợ lại yêu một cô gái đã có con riêng nên ra sức ngăn cấm, thậm chí đã nhiều lần từ Nghệ An ra Bắc Ninh chửi bới, kiên quyết không đồng ý cho anh Tình cưới Dung.
Bị gia đình anh Tình ngăn cấm, Dung cũng đã quyết định chia tay nhưng anh Tình không đồng ý, nhiều lần níu kéo. Chính vì vậy, giữa hai người thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Đặc biệt, thời gian gần đây, Dung nghe phong thanh chuyện anh Tình có "người mới" nên càng cảm thấy buồn chán.
Chiều 30-3-2020, Dung và anh Tình lại cãi nhau ở công ty nên Dung xin nghỉ về trước, đón con đưa về nhà ngủ. Trong lúc con ngủ, Dung nằm nghĩ ngợi và quyết định tự tử. Theo đó, cô ta lấy dây xạc điện thoại thắt vào cổ để tự tử nhưng chưa chết thì cháu Bách thức dậy khóc.
Trong lúc đang giận bạn trai có người mới, Dung nghĩ quẩn sợ mình chết thì không ai nuôi con nên đã bịt mũi, miệng cháu Bách để "đưa" cháu đi cùng mình.
Khi thấy con không còn thở nữa, Dung bỏ cháu Bách ra rồi dùng kéo cắt dây điện để tự tử. Tuy nhiên, khi thấy dây điện toé lửa, Dung sợ không dám tự tử bằng điện nữa nên rút phích cắm ra, tìm thuốc ngủ để uống.
Do trước đây anh Tình hay mất ngủ nên thường mua thuốc ngủ để trong nhà. Chính vì vậy, Dung lấy 40 viên thuốc ngủ uống hết nhưng vẫn thấy tỉnh táo.
Người phụ nữ này chợt nhớ ra có người nói uống mật ong với bột sắn và thuốc ngủ sẽ tạo ra chất độc chết người nên cô ta đi mua bột sắn về pha mật ong để uống. Sau khi uống hết 1 bát bột sắn pha mật ong cũng là lúc thuốc ngủ ngấm nên Dung dần dần lịm đi.
Đến khoảng 19h cùng ngày, anh Tình đi làm về, thấy cửa không khoá, bên trong hai mẹ con Dung đều đã tím tái nên vội gọi xe cấp cứu. Tuy nhiên, cháu Bách đã tử vong trước đó.
Được cấp cứu kịp thời, Vi Thị Dung đã qua cơn nguy kịch. Có lẽ, ông trời không muốn người mẹ trẻ chết đi, mà muốn cô ta phải trả giá cho hành động nông nổi nhưng rất dã man là cướp đi mạng sống của đứa con trai vô tội.
Con chết, nhưng mẹ vẫn sống, vài hôm đầu, khi còn hận anh Tình nên có lẽ Dung chưa thấy ân hận về tội ác của mình, cô ta rành rọt, bình tĩnh khai nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng sau vài ngày, khi bị tạm giữ hình sự, ở trong 4 bức tường của phòng giam, Dung đã ân hận, tiếc nuối.
Dung khóc nhiều, ân hận nhiều vì đã gây ra cái chết cho con mình. Nhưng, Dung không còn muốn chết nữa. Dung bảo rằng "cháu đã gây ra tội, cháu phải sống để trả nợ cho con cháu, để trả nợ cuộc đời...".
Người mẹ trẻ 20 tuổi này có lẽ đã thấm thía nỗi đau mất con, nỗi đau của cùng cực tuyệt vọng nên cô ta cũng đã trải nghiệm ra rằng, chết không phải là giải thoát, giết con cũng không phải giúp chúng đỡ đau khổ hơn mà đó là bắt nguồn của bi kịch khác.
Một bi kịch đến hết cuộc đời cũng không vơi được nỗi đau.
Những người mẹ như Dung, như Bình, như Xuyến và nhiều người phụ nữ khác mà trong phút giây nào đó đã có quyết định sai lầm, nhẫn tâm sát hại con mình thì ngoài bản án của Toà, họ phải hàng ngày, hàng giờ giày vò bản thân bởi sự ám ảnh về tinh thần, phán quyết của lương tâm còn lớn hơn gấp vạn lần. Và điều đó chắc chắn không phải là sự giải thoát...
Link gốc: http://cstc.cand.com.vn/Chuyen-tinh-tien-tu-toi/Bi-kich-tra-no-cuoc-doi-cua-nhung-nguoi-me-591927/
Theo ttvn.vn