Bí kíp cho mẹ dạy bé tập nói nhanh và hiệu quả đây rồi!

(lamchame.vn) - 8 tháng đến 3 tuổi, đa số các bé đã phát triển toàn diện kỹ năng nói và nói ra được suy nghĩ của mình bằng 1-2 từ hoặc những câu ngắn ngắt quãng. Để bé không bị chậm nói so với bé đồng lứa, mẹ hãy đọc nhanh những bí quyết dưới đây nhé.

Theo các chứng minh khoa học thì vốn từ của trẻ nhỏ có thể nói lên thành công trong tương lai của trẻ. Trẻ em có vốn từ phong phú sẽ có chức năng học tập và hành vi tốt hơn những đứa trẻ còn lại khi trưởng thành.

1. Nói đi đôi với hành động

Các cách truyền thống thường được áp dụng để dạy con nói là mẹ hoặc bố nói sau đó yêu cầu con nhắc lại. Thay vì thực hành theo phương pháp đó các bạn hãy nói đi đôi với hành động.

Ví dụ, khi mặc áo cho bé bạn có thể nói: Nào, mẹ mặc áo cho con nào. Hoặc mặc áo đẹp đi chơi nào.

Và hành động mặc áo này sẽ lặp lại nhiều lần, dần dần câu nói sẽ đi vào tiềm thức của bé, đến khi bé muốn được mẹ mặc áo cho thì sẽ dùng ngay câu nói lúc bạn đề nghị điều này với bé.

2. Kể chuyện cho bé nghe

Mỗi tối trước khi đi ngủ, thay vì hát ru bé ngủ, vỗ về bé thì bạn có thể kể cho bé nghe một câu chuyện. Câu chuyện này nên đượ kể vào mỗi tối trước khi bé ngủ.

Một cách khác, trước khi đi ngủ bạn có thể dành thời gian để trò chuyện cùng bé, hỏi những việc bé làm trong ngày và cảm xúc của bé. Cách này không những khuyến khích trẻ tập nói mà còn cho bé cảm giác được bố mẹ quan tâm, yêu thương.

3. Tạo ra các cuộc hội thoại

Đừng để bé nói một mình hay bé luôn là người đặt câu hỏi. Các bậc cha mẹ nên hỏi những câu hỏi đơn giản và kiên nhẫn chờ bé trả lời.

Tương tự như vậy, hãy luôn trả lời cho bé những gì bé quan tâm, bé hỏi. Điều này sẽ kích thích ngôn ngữ và tư duy của bé.

4. Tạo cơ hội cho bé nói

Nếu không có cơ hội “thể hiện bản thân” thì bé có thể chậm nói hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy, trước mỗi câu nói, câu hỏi, mẹ nên dừng lại 10-15 giây để bé có thể tiếp chuyện hoặc nói lên những gì mình nghĩ.

Mẹ cũng nên giới thiệu với con thêm nhiều từ mới mỗi ngày, đưa bé đi chơi, hoặc tạo thêm những tình huống mới để trẻ có thể học thêm từ.

5. Không chê cười bé

Dù bé nói chậm, các bậc bố mẹ nên kiên nhẫn và đặc biệt tránh thể hiện thái độ thất vọng hoặc chê bai bé sẽ dễ dẫn đến tình trạng bé tự ti và không muốn mở miệng nữa.

6. Chỉ vào đồ vật và gợi ý

Đây là cách giúp bé học từ mới và nhớ lâu hơn vì những từ này khá gần gũi với bé. Thời gian rảnh cùng chơi với bé bố mẹ nên dừng lại và chỉ vào các đồ vật trong nhà, đọc tên các đồ vật đó lên, đồng thời để bé nhắc lại hoặc có thể nhờ bé mang đồ vật đến cho mình để bé có cơ hội tiếp xúc và nhớ lâu.

7. Khuyến khích trẻ hát

Dù trẻ chưa hát rõ lời hay chỉ mới bập bệ, nhưng khi được khuyến khích và có được niềm vui sẽ tạo thêm động lực cho bé cố gắng phát âm ra từ cần thiết.

8. Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với các bạn đồng trang lứa

Điều này không tăng vốn từ của trẻ nhưng giúp bé được tự do giao tiếp theo cách và vốn từ sẵn có của trẻ, tuy nhiên sẽ trẻ sẽ mạnh dạn hơn và nói được nhiều hơn khi "gặp cạ".

Theo Sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU