Mùa hè là lúc thường xuyên diễn ra những triệu chứng say nắng, say nóng kể cả ở người lớn hay trẻ nhỏ. Say nắng, say nóng thường xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,... thạm chí là đột quỵ, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng về thần kinh khó có thể phục hồi và gây tử vong. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ được say nắng, say nóng là gì, biểu hiện của chúng ra sao, cách xử trí như thế nào khi gặp trường hợp người bị say nắng, say nóng...
Say nắng là một cấp cứu y học. Chính vì vậy, mỗi khi nghi ngờ ai đó bị say nắng, say nóng, bạn cần tổ chức sơ cứu ngay và lập tức đưa người đó đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân xảy ra say nắng, say nóng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến say nắng, say nóng và thường để lại hậu quả nặng nề nếu không xử lý kịp thời. |
Nguyên nhân dãn đến say nắng thường do chúng ta lao động quá lâu dưới thời tiết nắng gắt. Do chịu tác động gay gắt của ánh sáng mặt trời liên tục chiếu vào đầu, gáy và trung tâm điều hòa thân nhiệt nên cơ thể sẽ bị tổn thương, rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt, mất nước, dẫn đến tổn thương thần kinh khó có thể hồi phục.
Bên cạnh đó, việc phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, hoạt động quá sức, ra mồ hôi nhiều nhưng lại sử dụng những trang phục không có tính thấm hút tốt cũng rất dễ dẫn đến hiện tượng say nóng.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: béo phì, thiếu muối, thiếu nước, sống một mình, tuổi quá lớn hoặc quá nhỏ, đang mắc các bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh tâm thần, sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc giảm cân,... cũng có thể dẫn đến say nắng, say nóng.
Dấu hiệu thường gặp
Say nắng, say nóng thường có biểu hiện đầu tiên là chóng mặt và ngất xỉu. |
Những biểu hiện thường thấy khi bị say nắng, say nóng là:
- Ngất xỉu.
- Đau đầu.
- Hoa mắt, chóng mặt và choáng váng.
- Không đổ mồ hôi mặc dù thời tiết rất nóng.
- Da đỏ, nóng và khô.
- Thân nhiệt cao trên 37oC.
- Các cơ yếu và dễ bị chuột rút.
- Buồn nôn và nôn.
- Tim đập nhanh.
- Thở gấp gáp.
- Lú lẫn, mất phương hướng và rơi vào trạng thái hôn mê.
- Co giật.
Biện pháp sơ cứu
Sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân say nắng để không để lại di chứng đáng tiếc. |
Trường hợp gặp người bị say nắng, say nóng cần gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Bất cứ sự chậm trễ nào cũng có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Trong thời gian chờ hỗ trợ y tế, cần tiến hành sơ cứu ngay tại hiện trường bằng cách:
Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo không cần thiết, nới lỏng dây lưng (nếu có).
Làm mát cơ thể cho bệnh nhân như quạt hay làm ướt da với khăn ướt và vòi nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp túi nước đá vào những vị trí có nhiều mạch máu gần da như nách, bẹn, cổ, lưng,... để làm mát nhanh hơn.
Trường hợp hỗ trợ y tế chưa đến kịp, bạn có thể gọi điện lại bệnh viện hay trung tâm y tế để được hướng dẫn thêm về cách sơ cứu.
Thường xuyên theo dõi ý thức và tình trạng mất nước của bệnh nhân, nếu cần phải hỗ trợ đường thở bằng cách hô hấp nhân tạo hoặc sử dụng kỹ thuật CRP (hồi sinh tim phổi) cơ bản.
Cách phòng tránh say nắng, say nóng trong mùa hè
Uống thật nhiều nước để phòng tránh say nắng nhé. |
Mặc quần áo rộng rãi, màu sắc sáng sủa, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây, rau củ, nước bổ sung điện giải,... để tránh mất nước khi hoạt động trong thời gian dài dưới thời tiết nắng gắt.
Tránh làm việc vào những thời điểm nắng gay gắt như buổi trưa.
Sử dụng kem chống nắng cho da khi ra ngoài trời.
Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
Hạn chế sử dụng các đồ ăn, đồ uống có chứa cafein, đồ uống có cồn.
Theo VTC News