Mới đây, bệnh nhân V.Đ.K (37 tuổi, ở Hà Nội) bị gout cấp đang uống thuốc điều trị nên đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec kiểm tra sức khỏe định kỳ, bất ngờ thấy vài chỉ số bất thường. Với kinh nghiệm 40 năm của chuyên gia truyền nhiễm, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, Chuyên khoa Gan mật đã giúp bệnh nhân phát hiện trong người nhiễm ký sinh trùng sán lá gan lớn. Bệnh nhân V.Đ.K cho hay trước đó có ăn rau sống vài lần.
Người bị nhiễm bệnh sán thường có thói quen ăn sống các loại rau thủy sinh (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong,...) (Ảnh minh hoạ: Internet) |
Từ kết quả chẩn đoán mắc bệnh sán lá gan lớn, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có những biện pháp can thiệp kịp thời cho bệnh nhân.
Theo khuyến cáo của BS. Ngọc, người bị nhiễm bệnh sán thường có thói quen ăn sống các loại rau thủy sinh (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong,...), ăn các đồ chưa nấu chín như gỏi, tiết canh, hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán. Từ đó, sán đi vào cơ thể theo đường tiêu hóa và khu trú thường là ở gan tạo nên các ổ áp-xe gan.
Sau một thời gian 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán trưởng thành có thể chui vào đường mật tiếp tục phát triển và đẻ trứng ở đấy và suốt trong thời gian dài (khoảng 10 năm), nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư đường mật.
Sán đi vào cơ thể theo đường tiêu hóa và khu trú thường là ở gan tạo nên các ổ áp-xe gan. (Ảnh minh hoạ: Internet) |
Ngoài ra, có một số rất ít trường hợp ấu trùng di chuyển lạc chỗ, chúng không đến gan mà đến một số cơ quan khác (da, cơ, vào khớp, vào vú, thành dạ dày, đại tràng…) và gây bệnh ở đó. Vì vậy, một số nhà chuyên môn đã gặp những trường hợp u đại tràng chẩn đoán nhầm là ung thư đại tràng.