3. Không mang thiết bị điện tử vào phòng ngủ
Nếu bạn thiết lập thời gian con được dùng các đồ công nghệ, xem tivi vào các thời điểm trong ngày thì cần chuẩn bị hoạt động tiếp theo sau khi con hết thời gian chơi. Các hoạt động này phải khiến con bạn thích thú như: đọc sách, đi chơi hay ăn một bữa nhẹ...
Nếu con bạn dừng chơi đồ công nghệ hay xem tivi vào đúng thời gian quy định mà không tỏ ra mè nheo, cáu giận thì cha mẹ nên khen ngợi con. Ví dụ, bạn có thể nói: "Cảm ơn con đã tắt máy tính bảng và ngồi xuống ăn tối". Sau khi được khen, ở lần tiếp theo, trẻ cũng sẽ dừng chơi đúng thời điểm quy định mà không hề cáu gắt hay mè nheo.
Nếu cha mẹ không làm gương thì rất khó để đặt giới hạn thời gian tiếp xúc màn hình cho con. Nếu phụ huynh nói với con là sử dụng các đồ công nghệ, xem tivi quá nhiều sẽ không tốt nhưng bạn lại làm ngược lại thì rất khó để con tuân theo quy tắc do cha mẹ đặt ra. Cha mẹ hãy thực hiện việc giảm thời gian sử dụng đồ công nghệ, xem tivi để con cái học tập.
4. Cùng nhau tập thể dục mỗi ngày ít nhất 15 phút - 30 phút
Trẻ nhỏ cần nhất là chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Các con được vận động, chạy nhảy nhiều thì ăn uống cũng ngon miệng, ngủ ngon hơn. Dịp nghỉ lễ cha mẹ nên khuyến khích con chơi vài môn thể thao đơn giản, hoặc cả nhà cùng nhau đi bộ, đi dạo cuối tuần cũng là một ý kiến hay.
Trong những ngày nghỉ kéo dài, trẻ thường có xu hướng ăn uống, thư giãn, lười vận động hơn bình thường. Chính vì vậy, trẻ thường dễ lâm vào trạng thái ù lì, chậm chạp, không bắt kịp nhịp độ và thời gian biểu ở trường học sau kỳ nghỉ.
Chỉ cần 15-30 phút mỗi ngày là trẻ đã được tiếp thêm năng lượng. Trẻ vừa được tăng sức đề kháng, vừa ăn uống ngon miệng hơn, tránh tình trạng ù lì, mệt mỏi, nằm một chỗ. Cha mẹ đặt ra nội quy này trong gia đình vừa giúp cả nhà rèn luyện thể thao, vừa gắn kết cha mẹ và con cái.
5. Họp gia đình mỗi tuần 1 lần
Mỗi cuối tuần, cả nhà sẽ cùng ngồi lại, trò chuyện về những điều đã làm được và cần khắc phục. Trẻ rất thích lời khen ngợi, bởi vậy cha mẹ hãy dành cho con những lời khen chân thành khi bé đã hoàn thành tốt một việc nào đó. Bên cạnh đó, nếu con chưa làm tốt cũng không nên chì chiết mà hãy động viên con "mẹ biết con sẽ làm tốt hơn", "mẹ rất vui khi biết con đã cố gắng".
Không chỉ con cái, bố mẹ cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại những điều mình làm chưa tốt để tìm cách khắc phục. Muốn trở thành những phụ huynh tốt cũng cần phải rèn luyện, học hỏi thêm mỗi ngày. Cha mẹ đôi khi cũng học được nhiều bài học thú vị từ những đứa con của mình.
Theo Aboluowang.com