Cách ăn khoa học dành cho người có vấn đề về dạ dày: Đừng mắc sai lầm, bệnh ngày càng nặng

Nếu bạn muốn chăm sóc dạ dày của mình, hoặc khi bạn đã có bệnh về dạ dày thì sau đây là những lời khuyên rất đáng giá giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn và đẩy lùi bệnh tật.

Bệnh về dạ dày ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa bắt nguồn từ lối sống công nghiệp bận rộn, căng thẳng và nhiều thói quen ăn uống, sinh hoạt sai cách.

Nếu bạn muốn chăm sóc dạ dày của mình, hoặc khi bạn đã có bệnh về dạ dày thì sau đây là những lời khuyên rất đáng giá giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn và đẩy lùi bệnh tật.

3 ngộ nhận sai lầm khi chăm sóc dạ dày, tưởng đúng hóa sai

1. Sữa

Khi bệnh nhân có vấn đề về dạ dày có triệu chứng khó chịu, một cốc sữa nóng có thể làm giảm ngay các triệu chứng. Điều này là do sữa có thể làm loãng axit dạ dày và tạo thành một lớp màng bảo vệ tạm thời để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Tuy nhiên, các nghiên cứu thực hành lâm sàng cho thấy sữa có tác dụng thúc đẩy bài tiết axit dạ dày mạnh hơn so với tác dụng pha loãng của nó. Bệnh nhân không nên uống sữa trong thời gian dài, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc làm tăng tổn thương niêm mạc dạ dày.

2. Cháo

Cháo là món ăn thích hợp để ăn khi các triệu chứng của bệnh dạ dày vừa biến mất, vì dễ tiêu hóa và có thể giảm gánh nặng cho dạ dày, nhưng quan điểm ưu tiên ăn cháo dành cho người bị vấn đề dạ dày là không toàn diện.

Mặc dù cháo ít gây kích ứng dạ dày hơn so với thực phẩm chiên, mì, v.v., nhưng tiêu thụ lâu dài, nước trong cháo sẽ làm loãng axit dạ dày và đẩy nhanh quá trình giãn nở của dạ dày, do đó làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Việc tiêu thụ cháo thường xuyên sẽ làm giảm việc tiết nước bọt và không có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn. Vào mùa đông, hầu hết mọi người thích ăn cháo nóng, nghĩ rằng nó có thể đạt được hiệu quả làm ấm dạ dày, nhưng đây không phải là trường hợp được các chuyên gia khuyến khích. Cháo quá nóng có thể kích thích và làm hỏng niêm mạc dạ dày, vì vậy không nên dùng.

3. Gừng

Khi bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có triệu chứng khó chịu, các triệu chứng uống nước sôi đun với gừng sẽ thuyên giảm, nhưng uống lâu dài sẽ kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra axit dạ dày quá mức, do đó làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu. Vì vậy, đây là món đồ uống không thích hợp để uống lâu dài.

Những điều cần chú ý nếu bạn mắc bệnh dạ dày

1. Thức ăn chính (tinh bột)

Chúng ta thường ăn món tinh bột chủ yếu là gạo, bún phở miến, bánh, mì, cháo và các loại món ăn có nguồn gốc tinh bột khác. Bởi vì mỗi bệnh nhân có một tình trạng bệnh nặng nhẹ khác nhau, nên thói quen ăn uống khác nhau và lựa chọn thực phẩm chủ yếu sẽ khác nhau. Do đó, tùy vào tình trạng thực tế của bạn để lựa chọn cho phù hợp.

2. Thịt

Bạn có thể chọn thịt lợn tươi và mềm, ức gà, thịt vịt, phi lê cá, v.v., và ăn sau khi chế biến và nấu ăn ngon theo khẩu vị của bạn. Không nên ăn thịt nhiều mỡ, cũ.

Mọi người thường nghĩ rằng thịt bò và thịt cừu thậm chí là thịt chó là những thực phẩm bổ, ăn nhiều có thể tăng cường cơ thể, nhưng thực phẩm có cơ như thịt bò dày hơn không phù hợp để tiêu hóa, thịt cừu và thịt chó có tính ngọt và nóng, là thực phẩm có tính bổ dương, nhưng bệnh nhân dạ dày tốt hơn là không nên ăn.

3. Các loại trứng

Tác dụng bồi bổ sức khỏe của trứng đã được hầu hết chúng ta biết đến, nhưng không nên ăn quá nhiều trứng mỗi ngày. Tốt hơn là nên ăn khoảng từ 1-2 quả trứng. Bệnh nhân mắc bệnh dạ dày nên chọn cách chế biến trứng mềm để dễ tiêu hóa nhất sau khi ăn.

4. Các loại đậu và trái cây

Đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng do cấu trúc bên trong của chúng và sự hiện diện của trypsin, nhiều người thường cảm thấy đau bụng, khó tiêu và thậm chí tiêu chảy sau khi ăn đậu nành.

Thông thường, các sản phẩm chế biến từ đậu nành dễ tiêu hóa hơn đậu nành, nhưng vẫn có một số người, đặc biệt là những người có vấn đề về dạ dày, có thể sẽ gặp phải tình trạng trên sau khi ăn. 

Đậu có khả năng thanh nhiệt và giải độc tốt, tăng độ ẩm ướt, tăng cường sinh lực và cải thiện chức năng dạ dày, nhưng vỏ đậu rất khó tiêu hóa và đôi khi gây chảy máu do loét, hãy loại bỏ trước khi ăn.

Chế độ ăn uống không đầy đủ, cuộc sống không hài hòa sẽ dễ dàng khiến các mầm bệnh bên ngoài xâm nhập, khí lạnh và ẩm ướt tăng dần trong cơ thể làm sự mất đi sự cân bằng của Âm và Dương, sự suy giảm chức năng hoạt động của của túi mật, giảm tiết mật, thức ăn bị giữ lại quá lâu sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị phá hủy bởi các chất cặn bã, gây đau dạ dày, đầy hơi, nấc, ợ nóng, ợ hơi, tăng vị đắng, và nhiều khó chịu dạ dày khác.

  • Ngoài ra, để chăm sóc dạ dày, bạn nên thường xuyên duy trì thói quen ăn nhẹ nhàng hơn, ít dầu hơn, hạn chế ăn thức ăn lạnh, bớt thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay, đừng thức khuya, nên nghỉ ngơi sớm vào buổi tối.

Ngoài ra, người có vấn đề về dạ dày nên ăn ít hơn và nhiều bữa hơn. Nếu thấy đói khi chưa đến bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm, nhưng không quá nhiều.

Thức ăn chủ yếu là mềm và lỏng, và một số thực phẩm dai và tươi sống thì không nên ăn nhiều, vì những thứ này là khó tiêu hóa nhất.

Cuối cùng, những người có vấn đề về dạ dày nên bỏ thuốc lá, rượu, cà phê, trà mạnh, đồ uống có ga, thức ăn chua và cay.

*Theo Health/Sohu

Link bài gốc

Theo Tri Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU