Căn bệnh ngoài da trẻ mẫu giáo dễ mắc, nhận biết sớm tránh biến chứng về sau

(lamchame.vn) - Căn bệnh này trẻ thường chỉ mắc 1 lần do tạo miễn dịch vĩnh viễn, tuy nhiên cần chăm sóc tốt để tránh biến chứng.

Anh Phạm Văn Đông - Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn Nhi Khoa tại Phòng Khám Nhi Đồng - Hà Nội

5. Thông tin thêm mẹ cần nắm được

Virus gây ra thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (không khí) và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Khi bị thủy đậu cha mẹ nên cách ly con tại nhà cho tới khi khỏi hẳn để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng. Thời gian cách ly khoảng 7- 10 ngày từ lúc bắt đầu, phát hiện bệnh (phát ban), cho tới khi nốt phỏng nước khô vảy.

Khi bị thủy đậu, mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc cá nhân cho con để bảo bảo vệ sinh như sau: Vệ sinh tay, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, vệ sinh chỗ ở sinh hoạt, không dùng chung đồ, làm sạch không khí bằng cách kiểm soát tốt nhiệt độ và độ ẩm phòng con ngủ (cách ly), hạn chế tiếp xúc với nhiều người trong thời gian nhiễm bệnh. Nếu cho con đi khám, cần cho con đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.

Hơn 90% các bé đã tiêm phòng thủy đậu sẽ không có khả năng lây nhiễm lần 2. 10% còn lại có thể bị lại sau khi tiêm chủng hoặc sau khi đã bị lần 1 nhưng đa phần triệu chứng nhẹ: với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), và thường là không bị biến chứng.

Từ con số cụ thể này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo đối với thủy đậu, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất.

Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được tiêm vắc xin này. Vì thế, khi có kế hoạch sinh con, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng để phòng bệnh hiệu quả và tránh lây truyền từ mẹ sang con.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU