Cha mẹ còn dạy kiểu này thì con đi học không bao giờ được điểm cao!

(lamchame.vn) - Có những thứ tưởng tốt nhưng lại gây hại.

Ảnh minh họa

Một giáo viên tiểu học từng chia sẻ thế này: "Những đứa trẻ bị theo dõi suốt quá trình làm bài tập, hầu như không có em nào đạt kết quả tốt".

Tại sao lại như vậy? Bởi chỉ cần cha mẹ ngồi bên cạnh, khó tránh khỏi việc chỉ trích con.

Viết chữ chưa đẹp? - xóa đi viết lại ngay; rồi thì ngồi không đúng cách, mắt sao quá gần vở thế; bài đơn giản như vậy mà cũng làm sai, trên lớp làm gì vậy? Một bài đơn giản mà mất nhiều thời gian như vậy, con có muốn làm không?... - Đủ mọi lời chỉ trích của cha mẹ "giáng" xuống con.

Mặc dù cha mẹ nói những điều này thực sự là vì tốt cho con, hy vọng con có thể giữ tư thế đúng, hình thành thói quen tốt, hoàn thành bài tập một cách hoàn hảo, nhưng quá trình chỉ trích liên tục cũng là ảnh hưởng đến sự tập trung của con.

Hãy thử tưởng tượng, khi chúng ta làm việc, nếu lãnh đạo đứng bên cạnh và liên tục ngắt lời, liệu chúng ta có thể tập trung vào công việc không?

Trẻ con cũng như vậy, vốn dĩ đã suy nghĩ đơn luồng, trong cùng một thời điểm chỉ có thể tập trung vào một việc, nghe lời chỉ trích của cha mẹ thì không thể tập trung suy nghĩ làm bài; nghe cha mẹ nhắc ngồi thẳng thì không thể viết tiếp chữ đang viết dở; trả lời “con đang làm” thì không thể suy nghĩ tiếp bài khó đang làm dở.

Hơn nữa, càng bị gián đoạn nhiều khi làm bài, sự tập trung của trẻ càng kém, kết quả học tập tự nhiên cũng không thể tốt được.

Như đã nói, cha mẹ theo dõi con làm bài tập rất khó kiểm soát được cơn giận của mình trong thời gian dài. Có không ít cha mẹ, sau nhiều lần nhắc nhở con vô ích, sẽ không kìm chế được cơn giận, trực tiếp dùng bạo lực.

Những vụ việc có thật trong quá trình cha mẹ kèm con học như: Đập bàn đến gãy tay, la hét đến mức lên cơn đau tim,... đều là những bài học trước mắt.

Đối với trẻ, trong tình huống này, gần như 90% sự chú ý của chúng đều hướng vào cha mẹ, chúng sẽ lén quan sát xem cha mẹ có tức giận không, có giơ tay lên không, có mở miệng mắng mình không, có đứng dậy đánh mình không. Suy nghĩ của chúng không đặt vào làm bài tập, mà là vào "đọc ý" cha mẹ.

Như thế thì làm sao có thể làm bài tập tốt được, làm sao có thể củng cố kiến thức đã học, làm sao có thể suy nghĩ sâu xa áp dụng kiến thức?

Hơn nữa, trẻ bị trách móc liên tục sẽ giảm dần động lực làm bài tập, nghiêm trọng hơn có thể sinh ra tâm lý phản kháng, thực sự là mất nhiều hơn được.

Vậy thì, cha mẹ nên cùng con làm bài tập như thế nào?

Như đã nói ở trên, tổng kết lại là "giả vờ như không thấy gì", "không nói lời không nên nói", "không làm việc không nên làm".

Giả vờ như không thấy gì, chủ yếu là đối với lỗi sai của con khi làm bài, không nên sửa ngay lập tức, mà đợi sau khi hoàn thành tất cả bài tập, mới một lần sửa hết.

Tư thế sai, sau khi sửa lại kiên trì một chút sẽ có hiệu quả tốt hơn; bài làm sai, đọc kỹ lại vài lần, gạch chân từ khóa, sửa lỗi bên cạnh, nếu cần thiết thì chép vào sổ lỗi sai, thi thoảng lại mang ra xem lại, ôn tập lại; chữ viết sai do bất cẩn, sau khi sửa lại nên viết thêm vài lần trên giấy khác để củng cố, cố gắng sửa thói xấu bất cẩn...

Không nói lời không nên nói, chủ yếu là khi con làm bài, cha mẹ thực sự không nên nói nhiều làm phân tâm con, không nói lời trách móc hay động viên, có thể nói sau khi kiểm tra bài xong. Kết hợp với tình hình cụ thể của bài tập con làm, mới có thể đưa ra sự giúp đỡ có tính mục tiêu hơn.

Không làm việc không nên làm, chủ yếu là tránh việc cha mẹ bao bọc hết mọi thứ. Thực tế, để con tự sắp xếp sách vở và dụng cụ làm bài, để con tự nhớ lại cụ thể bài tập được giao, để con tự quản lý thời gian và tốc độ làm bài, để con tự kiểm tra lỗi sai, tìm chỗ thiếu sót. Điều này không phải là "lãng phí thời gian", mà là quá trình hình thành thói quen làm bài tốt, là con đường tự học tất yếu của trẻ.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU