Một đứa trẻ biết sẻ chia sẽ được mọi người xung quanh quý mến. (Ảnh minh họa)
Trẻ thường học rất nhanh lời nói và hành động của cha mẹ. Khi cha mẹ là tấm gương tốt thì trẻ sẽ học tập, dễ dàng noi theo. Dưới đây là một số cách mà phụ huynh có thể áp dụng:
- Chỉ ra một số hành động chia sẻ của người khác. Đặc biệt sẽ rất hiệu quả nếu người đó là bạn bè đồng trang lứa. Ví dụ như cha mẹ có thể nói với con: "Bạn con thật dễ thương, ấm áp khi biết sẻ chia đồ chơi với các bạn khác".
- Hãy cùng chơi những trò chơi về chia sẻ và luân phiên với trẻ. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ từng bước trước, sau đó mới bắt đầu chơi. Chẳng hạn như hãy nói với con: "Giờ đến lượt mẹ xây tháp, sau đó đến con nhé! Con cho mẹ mượn khối xếp hình màu đỏ của con và mẹ sẽ cho con mượn khối xếp hình màu xanh của mẹ nhé!".
- Hãy trò chuyện với trẻ về việc sẻ chia đồ chơi với bạn bè trước khi con cùng chơi với bạn như: "Hôm nay bạn con sẽ đến nhà chơi, con sẵn sàng cho bạn mượn sách truyện và đồ chơi chứ? Con có thể hỏi bạn muốn chơi món đồ gì?".
2. Chấp hành trật tự nơi công cộng
Trẻ cần được dạy những phép lịch sự tối thiểu nơi công cộng, đó là giữ trật tự, không nói to, vui chơi thái quá hay làm nũng cha mẹ. Cha mẹ nên giảng giải vì sao trẻ cần nghiêm túc thực hiện điều này, để trẻ hiểu rằng nếu làm ồn sẽ tác động tới những người xung quanh. Trẻ có thể bị mọi người đánh giá là người kém văn minh, thiếu tế nhị, lịch sự nơi công cộng.
Ngoài giữ gìn trật tự, trẻ cũng cần được cha mẹ hướng dẫn một số phép tắc quan trọng khác như: Biết xếp hàng, không chen lấn, xô đẩy; biết nhường chỗ ngồi cho người già, phụ nữ có thai; biết ưu tiên những người khuyết tật;… Chắc chắn nếu cha mẹ giáo dục con thực hiện tốt kỹ năng trên, lớn lên con sẽ trở thành người tốt bụng, biết yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh. Như vậy, con sẽ được mọi người quý mến, kính nể và có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống.
3. Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi
Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi là một trong những bài học cơ bản về kỹ năng xử sự. Cha mẹ nên dạy trẻ thói quen cảm ơn lúc nhận quà và nhận sự giúp đỡ từ người khác. Lời cảm ơn cần chân thành, trình bày một cách lễ phép và kính trọng những người đã giúp sức lúc tặng quà. Đồng thời, cha mẹ cần nhắc trẻ dùng hai tay nhận quà từ người khác.
Tương tự, biết cách nói lời xin lỗi cũng rất quan trọng khi bộc bạch sự hối hận lúc bản thân mắc sai trái. Lời xin lỗi phải chân thành, bắt nguồn từ bên trong và có mong muốn được tha thứ rõ ràng.
Cha mẹ dạy trẻ những thói quen tốt sẽ tạo nên tư cách tốt cho trẻ. Trẻ sẽ trở thành người văn minh, lịch sự, được người khác tôn trọng. Điều này rất tốt cho hiện tại và tương lai sau này của trẻ.