Cháu bé 2,5 tuổi bị chảy máu dạ dày do thói quen "chấm mồm chấm miệng" của người lớn

(lamchame.vn) - Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu vì vậy rất dễ lây nhiễm bệnh từ người lớn thông qua nước bọt, thức ăn chung. Trường hợp cháu bé Nguyễn Nhật M. 2,5 tuổi chảy máu dạ dày do nhiễm virus Helicobacter pylori từ bà là một lời cảnh báo cho mọi người.

Cháu bị nhiễm Helicobacter pylori từ bà 

Theo TS Phạm Thị Việt Hà – trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi ngày phòng khám tiêu hoá của Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận từ 70 -80 cháu bị các bệnh về tiêu hoá trong đó có khoảng 20 cháu bị viêm loét dạ dày thành tá tràng, một căn bệnh mà ai cũng nghĩ chỉ người lớn mới mắc.

Điển hình là trường hợp của bé Nguyễn Nhật M. 2,5 tuổi, trú tại Bắc Ninh được gia đình đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi với triệu chứng nôn ra máu và đi đại tiện phân đen. Khi đưa bé đến da trẻ đã nhợt nhạt, đau bụng do tình trạng thiếu máu. 

Bé M bị chảy máu dạ dày do virus Helicobacter pylori khiến nhiều người vô cùng sửng sốt.

Cháu bị nhiễm Helicobacter pylori từ bà 

Sau khi bác sĩ hỏi về chăm sóc bé của các thành viên trong gia đình, thì được bà của cháu M cho biết: “Thường khi dọn cơm, thấy cháu ngồi cạnh cứ nhìn cái gì đó trong bát tôi. Thương cháu nên tôi đang ăn cũng cho cháu thử chấm mồm chấm miệng nếm cùng”.

Theo các bác sĩ Hà, do nhiều tuổi, sức đề kháng yếu, niêm mạc dạ dày cũng tương đối mỏng manh nên người bà đã bị nhiễm Helicobacter pylori. Sau một thời gian dài virus được truyền cho người cháu, khiến cháu cũng bị lo ét dạ dày, theo thời gian, gây chảy máu dạ dày. Khi sự thật được tiết lộ, gia đình em bé vô cùng hối hận.

Khi được bác sĩ hỏi bà cho cháu ăn có đổi thìa riêng không, người bà bối rối lắc đầu “dùng trực tiếp đũa của tôi luôn cho tiện”.

Helicobacter pylori là gì?

Helicobacter Pylori (H.P) là một loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày – tá tràng.

Vi khuẩn H.P có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng

Theo đó, vi khuẩn H.P có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường ăn uống.

Do thói quen ăn uống của người Việt như ăn chung chén nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn H.P ở Việt Nam là hơn 80% dân số.

Nếu gia đình có người lớn bị nhiễm H. pylori, cha mẹ phải có bộ đồ ăn riêng trẻ em cũng không được tiếp xúc quá gần bởi trẻ em không đủ khả năng chống nhiễm trùng.

 

Theo phunutoday.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU