Ăn cơm nguội đúng cách có thể tốt với người mắc bệnh đái tháo đường. Ảnh minh họa.
Chuyên gia dinh dưỡng: 'Ăn cơm nguội hâm nóng gây ung thư' là thông tin không có căn cứ khoa học
(lamchame.vn) - Theo TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, thông tin ăn cơm nguội hâm nóng bị ung thư hoàn toàn không có căn cứ khoa học.
- Virus Adeno nguy hiểm thế nào? Chuyên gia chỉ dấu hiệu và cách phòng tránh cha mẹ cần lưu ý
- Thức uống "giá rẻ" giúp người Nhật khỏe mạnh và sống thọ nhất thế giới
- Uống nước sai cách, nữ nhân viên văn phòng bị suy giảm trí nhớ, viêm đường tiết niệu
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết việc ăn cơm nguội hâm nóng không gây ung thư như tin đồn. Để cơm nguội trong tủ lạnh lâu chỉ làm giảm lượng B1 và tinh bột trong cơm. Thậm chí, việc ăn cơm nguội bảo quản đúng cách lại có lợi với những bệnh nhân đái tháo đường.
Theo PGS Lâm, carbohydrate chính trong gạo là tinh bột, đây là một trong những chất dinh dưỡng đa lượng có ảnh hưởng đến phản ứng đường huyết. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc làm lạnh các sản phẩm tinh bột đã được nấu chín sẽ khiến tinh bột bị thoái hóa, trở thành tinh bột kháng (một dạng tinh bột không thể tiêu hóa được trong ruột non).
Tinh bột kháng được coi là 1 loại chất xơ. Quá trình lên men tinh bột kháng trong ruột già sẽ tạo ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFA), ảnh hưởng đến 2 hormone - peptide là glucagon-1 (GPL-1) và peptide YY (PYY) điều chỉnh cảm giác thèm ăn của con người. Ngoài ra, 2 hormone này còn được gọi là hormone chống đái tháo đường và béo phì do chúng có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin, từ đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm lượng mỡ tích tụ ở phần bụng.