Chuyên gia tâm lý: Càng mắng con càng phản nghịch, chỉ vì cha mẹ quên không nói 1 câu này!

Sai lầm dẫn đến việc con không nghe lời, chính là vì cha mẹ đã không dùng từ ngữ để giao tiếp với con đúng cách.

Giáo dục con ngoan là vấn đề hàng đầu mà cha mẹ quan tâm. Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn, họ càng nói thì con lại càng cố chấp và không nghe lời, đặc biệt với những đứa trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên - độ tuổi nổi loạn. Chúng thường có thái độ chống đối, “xù lông nhím” khi nghe những lời la mắng của cha mẹ.

Ảnh minh họa

Theo đó, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện dạy con của mình trên trang Sina, Trung Quốc và tìm đến các chuyên gia tâm lý để giúp đỡ. Hiện tại trường hợp này đang thu hút nhiều ý kiến bình luận của các bậc phụ huynh.

Sai lầm trong giao tiếp với con

Vài ngày trước, con trai cô Xiao Wang đã xảy ra cãi vã với các bạn cùng lớp ở trường.

Đứa trẻ này tức giận, cáu gắt và đòi nghỉ học. Nhận thấy chuyện nghiêm trọng, cô đành phải gác lại công việc chạy đến trường con. Cô muốn gặp con để hỏi xem đã xảy ra chuyện gì và tìm cách giải quyết.

Nhìn thấy con có tâm trạng không tốt, cô càng muốn hỏi rõ nguyên nhân đã xảy ra chuyện gì. Tuy nhiên, cô càng nói chuyện với con thì con chỉ càng thể hiện thái độ cáu gắt và khó chịu.

Cuối cùng hai mẹ con lời qua tiếng lại với nhau ngay tại trường, đứa trẻ mất kiểm soát cảm xúc và mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Sau khi tìm đến sự giúp đỡ chuyên gia tâm lý, cô XiaoWang đã nhận ra bản thân đã mắc phải 1 lỗi sai nghiêm trọng khi giao tiếp với con. Đó là trong lúc nói chuyện và tranh cãi với con, cô quên không nói 1 câu này.

Cha mẹ thường xuyên quên không nói với con câu này

Thực tế, nói chuyện với con cũng là một nghệ thuật, và nó đòi hỏi bậc làm cha mẹ phải có kỹ năng giao tiếp.

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ vị thành niên đang mới ở giai đoạn nhận thức, chưa đủ trưởng thành. Lúc này, thùy trán - phần não điều khiển tính cách và khả năng giao tiếp của đứa trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Từ đó, khiến trẻ em ở độ tuổi vị thành niên dễ xúc động và không thể kiểm soát được hành vi của bản thân.

Ảnh minh họa

Là cha mẹ, nếu cứ “lao đầu” vào cuộc tranh luận với trẻ, con không những không nghe theo mà còn trở nên dữ dội hơn, thậm chí phản ứng quá mức, có thể gây nguy hiểm cho bản thân cha mẹ lẫn con cái.

Khi gặp tình huống như cô Xiao Wang kể trên, cha mẹ có thể nhẹ nhàng bắt đầu bằng 1 câu nói đó là: “Cha/mẹ có thể hiểu cảm giác của con lúc này, tuy nhiên…”

Dù đây chỉ là câu nói đơn giản nhưng nó mang lại hiệu quả vô cùng lớn.

Thực chất, khi nghe được lời này, con sẽ cảm thấy rằng cha mẹ sẵn sàng lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của mình, và cha mẹ cũng sẽ kiên nhẫn cảm nhận những gì mà con đã trải qua.

Khi cha mẹ nhẹ nhàng và thấu hiểu, con cũng sẽ biết lắng nghe. Ảnh minh họa

Kết quả, trạng thái kích động bên trong não bộ sẽ giảm bớt và con sẽ sẵn sàng lắng nghe cha mẹ nói những gì sau đó.

Không chỉ vậy, khi nói “Cha/mẹ có thể hiểu cảm giác của con lúc này…”, phụ huynh cũng có thể tự kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Để khuyên nhủ và dạy được con, cha mẹ không nên hấp tấp nóng nảy, mà hãy tự nhủ bản thân phải biết lắng nghe con mình trước để tránh trường hợp cả hai cùng quá khích.

Ảnh minh họa

Sai lầm của cô Xiao Wang trên cũng chính là một trong những ví dụ điển hình mà các bậc cha mẹ ngày nay hay mắc phải. Họ thường chủ quan làm theo ý mình và áp đặt quan điểm của bản thân lên con cái.

Nếu không được lắng nghe, con sẽ có xu hướng đối đầu với cha mẹ. Khi bị kích động, con sẽ chống lại, lớn tiếng, thậm chí không muốn gặp cha mẹ. Vì vậy, hãy quan tâm đến cảm xúc của con và không nên vội vàng bày tỏ quan điểm cá nhân.

Giao tiếp với con cũng là một nghệ thuật. Cho nên, hãy dùng những lời nói nhẹ nhàng, thấu hiểu, lắng nghe ý kiến của con, thay vì dùng những lời nói khó nghe, khiển trách trẻ chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

(Theo NetEase)

 

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-tam-ly-cang-mang-con-cang-phan-nghich-chi-vi-cha-me-quen-khong-noi-1-cau-nay-162221101200212503.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU